Trang chủ
LỚP 5 Toán cơ bản Ôn bài lý thuyết CHƯƠNG 3: HÌNH HỌC 3.6. Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
3.6. Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
Nội dung chính
ÔN TẬP: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. HÌNH LẬP PHƯƠNG
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Hình hộp chữ nhật
– Hình hộp chữ nhật được vẽ như sau:
– Hình hộp chữ nhật có sáu mặt (như hình vẽ): hai mặt đáy (mặt 1 và mặt 2) và bốn mặt bên (mặt 3, mặt 4, mặt 5, mặt 6) đều là hình chữ nhật.
Mặt 1 bằng mặt 2; mặt 3 bằng mặt 5; mặt 4 bằng mặt 6.
– Hình hộp chữ nhật có tám đỉnh và mười hai cạnh.
– Hình hộp chữ nhật có ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
2. Hình lập phương
– Hình lập phương có sáu mặt là các hình vuông bằng nhau.
– Hình lập phương có tám đỉnh và mười hai cạnh.
Chú ý: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng và chiều cao bằng nhau.
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1: Cho hình hộp chữ nhật sau. Hình hộp chữ nhật đó gồm bao nhiêu đỉnh, bao nhiêu cạnh ? Kể tên ?
Bài giải
Hình hộp chữ nhật trên có:
- Tám đỉnh là: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C, đỉnh D, đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P, đỉnh Q.
- Mười hai cạnh là: cạnh AB, cạnh BC, cạnh CD, cạnh DA, cạnh MN, cạnh NP, cạnh PQ, cạnh QM, cạnh AM, cạnh BN, cạnh CP, cạnh DQ.
Ví dụ 2: Cho hình lập phương như hình vẽ. Tính diện tích bốn mặt của hình lập phương ?
Bài giải
Diện tích một mặt hình lập phương đó là:
4 × 4 = 16 ()
Mà hình lập phương có 6 mặt là các hình vuông bằng nhau nên diện tích 4 mặt của hình lập phương đó là:
16 × 4 = 64 (
Đáp số: 64
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1:
Bài 2:
BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 1:
Bài 2:
Xem thêm: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương – toán cơ bản lớp 5.
Chúc các em học tập hiệu quả!