5.4. Ôn tập về hình học
Nội dung chính
ÔN TẬP: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
– Góc vuông, góc không vuông
– Trung điểm đoạn thẳng
– Chu vi hình chữ nhật, hình vuông
– Hình tròn
– Diện tích hình vuông, hình chữ nhật
CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Xác định hình đã cho có phải là góc vuông hay không
Để kiểm tra một góc có vuông hay không, ta sử dụng ê-ke:
– Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với một cạnh của góc đã cho
– Cạnh góc vuông còn lại của ê ke trùng với cạnh còn lại của góc đã cho thì góc đó là góc vuông: Nếu không trùng thì góc đó là góc không vuông.
Dạng 2: Xác định trung điểm của một đoạn thẳng.
– Kiểm tra một điểm có ở giữa hai điểm đã cho hay chưa?
– Kiểm tra độ dài các đoạn thẳng có bằng nhau hay không?
Dạng 3: Cách tính chu vi của hình chữ nhật khi biết chiều dài và chiều rộng.
Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.
Dạng 4: Tính chu vi của hình vuông.
– Muốn tính chu vi của hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4.
Dạng 5: Tính diện tích của hình chữ nhật.
– Tìm chiều dài và chiều rộng
– Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo)
Dạng 6: Tìm diện tích hình vuông
– Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó.
Dạng 7: Các bài toán về hình tròn
– Xác định tâm, bán kính, đường kính của một hình tròn.
– Trong một hình tròn, đường kính luôn gấp hai lần bán kính
– Vẽ một hình tròn cần dùng compa
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1: Chu vi của hình chữ nhật có chiều dài bằng 14cm và chiều rộng bằng 9cm bằng bao nhiêu?
Bài giải:
Chu vi của hình chữ nhật là:
14 + 9 = 23(cm)
Đáp số: 23 cm
Ví dụ 2: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài bằng 40m, chiều rộng bằng
Bài giải:
Chiều rộng của mảnh vườn là:
40 : 2 = 20 (m)
Diện tích của mảnh vườn là:
20 x 40 = 800 (mét vuông)
Đáp số: 800 mét vuông
Ví dụ 3: Tính độ dài của đường kính AB trong hình tròn sau:
Bài giải:
Ta có: OM là bán kính, AB là đường kính nên AB = 2 x OM
AB = 2 x 3 = 6cm
Vậy độ dài đường kính AB bằng 6cm
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1:
Bài 2:
BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 1:
Bài 2:
Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học Ôn tập về hình học – toán cơ bản lớp 3.
Chúc các em học tập hiệu quả!