5.3. Ôn tập về đại lượng
Nội dung chính
ÔN TẬP: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
– Đơn vị đo độ dài: m, cm, dm, mm
– Đơn vị khối lượng: gam
– Thời gian: Giờ, ngày, tháng, năm, khoảng thời gian
– Tiền Việt Nam
CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Đổi đơn vị độ dài
– Thứ tự các đơn vị đo trong bảng đơn vị đo độ dài
– Các đơn vị liề nnhau luôn hơn kém nhau 10 lần
Dạng 2: Đọc khối lượng của một vật
– Quan sát cân và các quả cân để từ đó tính được khối lượng của vật
Dạng 3: So sánh các đơn vị đo
– Đổi các đơn vị đo về cùng một đơn vị.
– So sánh các số có đơn vị đo tương tự cách so sánh các số trong phạm vi 100 000
Dạng 4: Tính khoảng thời gian trôi qua
– Tính số phút và số giờ đã thay đổi giữa hai khoảng thời gian cho trước.
Dạng 5: Tìm tiền thừa khi thanh toán mua sắm
– Tìm tiền thừa mà em đã tiêu
– Tìm số tiền thừa bằng cách lấy số tiền em trả trừ số tiền em đã tiêu
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1: Tính giá trị của biểu thức: 20mm + 40mm = ?
Bài giải:
20mm + 40mm = 60mm
Vậy số điền vào dấu ? là 60mm
Ví dụ 2: Bình cầm 20 000 đồng đi mua đồ. Bình mua gói bim bim hết 5 000 đồng và mua que kem hết 10 000 đồng. Hỏi Bình còn thừa bao nhiêu tiền?
Bài giải:
Số tiền Bình đã đi mua đồ là:
5 000 + 10 000 = 15 000 (đồng)
Số tiền Bình còn thừa là:
20 000 – 15 000 = 5 000 (đồng)
Đáp số: 5 000 đồng
Ví dụ 3: Mẹ em đi làm lúc 7 giờ và về nhà vào lúc 11 giờ. Hỏi mẹ em đã làm việc hết mấy giờ?
Bài giải:
Số giờ mẹ em làm việc là:
11 – 7 = 4 (giờ)
Đáp số: 4 giờ
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1:
Bài 2:
BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 1:
Bài 2:
Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học Ôn tập về đại lượng – toán cơ bản lớp 3.
Chúc các em học tập hiệu quả!