Trang chủ
LỚP 3 Toán cơ bản Ôn bài lý thuyết CHƯƠNG 2: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA TRONG PHẠM VI 1000 2.23. Gam
2.23. Gam
Nội dung chính
ÔN TẬP: GAM
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Gam là một đơn vị đo khối lượng
Gam viết tắt là g
1000g = 1kg
Ngoài các quả cân 1 kg, 2 kg, 5 kg còn có các quả cân:
1g, 2g, 5g
10g, 20g, 50g
100g, 200g, 500g
– Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân hai đĩa và cân đồng hồ.
– Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.
Dạng 1: Đọc khối lượng của các vật khi cân bằng cân hai đĩa hoặc cân đồng hồ
Cân hai đĩa đặt quả cân và các vật, cân ở vị trí thăng bằng
– Quan sát cân và khối lượng cả các quả cân trên hai đĩa.
– Nếu các quả cân cùng nằm trên một đĩa, đĩa còn lại đựng vật thì khối lượng của vật đó bằng tổng khối lượng của các quả cân.
Dạng 2: Tính toán với các đơn vị khối lượng
– Các số trong phép toán có cùng đơn vị đo.
– Thực hiện phép cộng các số.
– Giữ nguyên đơn vị khối lượng ở kết quả.
Dạng 3: Toán đố
– Đọc và phân tích đề, xác định các số đã cho, yêu cầu của bài toán.
– Xác định các phép toán phù hợp để tìm lời giải cho bài toán.
– Trình bày và kiểm tra lại kết quả vừa tìm được.
Dạng 4: So sánh
– Thực hiện tính giá trị các phép toán của mỗi vế cần so sánh( Các số cần cùng một đơn vị đo)
– So sánh và điền dấu >; < hoặc = ( nếu có).
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1: Cân nặng của túi là: 500 + 100 = 600 (g)
Ví dụ 2: 163 g + 28 g = ?
Bài giải:
163g + 28g = 191g
Ví dụ 3: Cả hộp sữa cân nặng 455g, vỏ hộp cân nặng 58g. Hỏi trong hộp có bao nhiêu gam sữa?
Bài giải:
Trong hộp có số gam sữa là:
455 – 58 = 397(g)
Đáp số: 397g
Ví dụ 4: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
400g + 8g ……..480g
Bài giải:
400g + 8g < 480g
408g
Dấu cần điền vào chỗ chấm là dấu <
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1:
Bài 2:
BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 1:
Bài 2:
Xem thêm: Bảng chia 9
Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học Gam – toán cơ bản lớp 3.
Chúc các em học tập hiệu quả!