Bài 7: Bài tập về phép cộng
Nội dung chính
PHẦN I. ĐỀ BÀI
Bài 1:
Tổng số tuổi của hai cha con là 64. Tuổi cha kém 3 lần tuổi con là 4. Tính tuổi mỗi người.
Bài 2:
Tổng số tuổi của hai mẹ con là 58. Tuổi mẹ hơn 4 lần tuổi con là 3. Tính tuổi mỗi người.
Bài 3:
Năm nay cha 41 tuổi, con 9 tuổi. Hỏi:
a) Tuổi cha gấp 5 lần tuổi con cách đây mấy năm?
b) Mấy năm nữa tuổi cha gấp 3 lần tuổi con?
c) Có khi nào tuổi cha gấp 4 lần tuổi con không?
Bài 4:
Tuổi mẹ hơn 3 lần tuổi con là 8 tuổi. Mẹ hơn con 28 tuổi. Tính tuổi mỗi người.
Bài 5:
Tuổi con nhiều hơn tuổi bố là 2 tuổi. Bố hơn con 40 tuổi. Tính tuổi con, tuổi bố.
Bài 6:
Tìm tất cả các số sao cho khi cộng mỗi số đó với 2004 thì được tổng là số có 4 chữ số giống nhau.
Bài 7:
Tính tổng của 5 số chẵn liên tiếp, biết rằng trong 5 số đó có 2 số có 5 chữ số, còn lại là các số có 4 chữ số.
Bài 8: Cho bảng ô sau:
579 | 931 |
Hãy điền vào ô trống sao cho tổng các số ở 3 ô liền nhau bằng 2004. TÍnh tổng các số trên bảng ô.
Bài 9: Tìm số thích hợp điền vào phép tính sau:
***+ ****997
Bài 10:
Tìm hai số có 3 chữ số sao cho tổng của chúng là nhỏ nhất và tổng các chữ số của hai số đó là 53.
Bài 11:
Tính tổng của hai số mỗi số có đủ 10 chữ số trong đó một số là số lớn nhất, một số là số nhỏ nhất.
Bài 12: Thực hiện nhẩm các phép tính sau:
1963 + 2789
4684 + 2316
6872 + 5330
8196 + 4258
Bài 13:
Cho 3 chữ số: 2, 3, 4. Hãy lập tất cả các số có 3 chữ số mà mỗi số có đủ 3 chữ số đã cho rồi tính tổng các số đó.
Bài 14:
Vân tính tổng sau: 2 + 4 + 6 + 8 + … + 68 được kết quả là 1195. Không tính tổng, em hãy cho biết Vân tính đúng hay sai ?
Bài 15:
Võ tính tổng các số lẻ có hai chữ số và được tổng là 2530. Không tính tổng, em hãy cho biết Võ tính đúng hay sai ?
Bài 16:
Tổng tất cả các số lẻ có 3 chữ số 247505 thì đúng hay sai ?
Bài 17:
Hòa mua hai quyển truyện giống nhau để tặng bạn một quyển, một quyển để xem. Giá một quyển truyện là một số lẻ nghìn. Hòa đưa trả người bán hàng một tờ giấy bạc loại 20000 đồng. Nhà hàng trả lại Hòa 3000 đồng. Hỏi người bán sách tính đúng hay sai ?
PHẦN II. BÀI GIẢI
Bài 1:
Nếu cha tăng thêm 4 tuổi và tuổi con giữ nguyên thì tổng số tuổi của hai cha con sẽ là:
64 + 4 = 68 (tuổi)
Lúc đó, tuổi cha bằng 3 lần tuổi con và ta có sơ đồ:
68 tuổi bằng mấy lần tuổi con ?
3 + 1 = 4 (lần)
Tuổi con là:
68 : 4 = 17 (tuổi)
Tuổi cha là:
64 – 17 = 47 (tuổi)
Đáp số: 17 tuổi; 47 tuổi
Bài 2:
Nếu mẹ bớt đi 3 tuổi, tuổi con giữ nguyên thì tổng số tuổi của hai mẹ con sẽ là:
58 – 3 = 55 (tuổi)
Lúc đó, tuổi mẹ sẽ bằng 4 lần tuổi con. Ta có sơ đồ:
55 bằng mấy lần tuổi con?
4 + 1 = 5 (lần)
Tuổi con là:
55 : 5 = 11 (tuổi)
Tuổi mẹ là:
58 – 11 = 47 (tuổi)
Đáp số: 11 tuổi; 47 tuổi
Bài 3:
Cha hơn con số tuổi là:
41 – 9 = 32 (tuổi)
Trong cùng một số năm, mỗi người đều tăng (hoặc giảm) một số tuổi như nhau. Vì vậy, bất cứ thời điểm nào, cha vẫn hơn con 32 tuổi.
a) Ta có sơ đồ khi tuổi cha gấp 5 lần tuổi con:
32 tuổi bằng mấy lần tuổi con lúc đó?
5 – 1 = 4 (lần)
Tuổi con lúc đó là:
32 : 4 = 8 (tuổi)
Mấy năm trước, tuổi cha gấp 5 lần tuổi con ?
9 – 8 = 1 (năm)
b) Sơ đồ lúc tuổi cha gấp 3 lần tuổi con:
32 bằng mấy lần tuổi con lúc đó?
3 – 1 = 2 (lần)
Tuổi con lúc đó là:
32 : 2 = 16 (tuổi)
Mấy năm nữa, tuổi cha gấp 3 lần tuổi con ?
16 – 9 = 7 (năm)
c) Sơ đồ lúc tuổi cha gấp 4 lần tuổi con:
32 bằng mấy lần tuổi con lúc đó ?
4 – 1 = 3 (lần)
Ta thấy 32 không chia hết cho 3. Vậy không có khi nào tuổi cha gấp 4 lần tuổi con.
Đáp số: a) 1 năm trước; b) 7 năm trước; c) Không có.
Bài 4:
Trong phép trừ, nếu ta thêm (hoặc bớt) số bị trừ bao nhiêu đơn vị và giữ nguyên số trừ thì hiệu cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu đơn vị.
Nếu mẹ giảm đi 8 tuổi, tuổi con giữ nguyên thì tuổi mẹ hơn tuổi con là:
28 – 8 = 20 (tuổi)
Lúc đó, tuổi mẹ bằng 3 lần tuổi con. Ta có sơ đồ tuổi hai mẹ con lúc đó:
20 bằng mấy lần tuổi con?
3 – 1 = 2 (lần)
Tuổi con là:
20 : 2 = 10 (tuổi)
Tuổi mẹ là:
28 + 10 = 38 (tuổi)
Đáp số: 10 tuổi; 38 tuổi.
Bài 5:
Trong phép trừ, nếu ta thêm (hoặc bớt) số trừ bao nhiêu đơn vị và giữ nguyên số bị trừ thì hiệu số sẽ giảm (hoặc tăng) bấy nhiều đơn vị.
Nếu tuổi con bớt đi 2 tuổi, tuổi bố giữ nguyên thì tuổi bố sẽ hơn tuổi con là:
40 + 2 = 42 (tuổi)
Khi đó, tuổi bố sẽ gấp 4 lần tuổi con và ta có sơ đồ sau:
42 tuổi bằng mấy lần tuổi con đã bớt 2 tuổi?
4 – 1 = 3 (lần)
Tuổi con đã bớt 2 tuổi là:
42 : 3 = 14 (tuổi)
Tuổi con là:
14 + 2 = 16 (tuổi)
Tuổi bố là:
40 + 16 = 56 (tuổi)
Đáp số: 16 tuổi; 56 tuổi.
Bài 6: Giải
Tổng của số phải tìm với 2004 sẽ lớn hơn 2004. Vậy tổng đó có thể lấy các giá trị: 2222; 3333; 4444; …; 9999.
Các số phải tìm là:
2222 – 2004 = 218
3333 – 2004 = 1329
4444 – 2004 = 2440
5555 – 2004 = 3551
6666 – 2004 = 4662
7777 – 2004 = 5773
8888 – 2004 = 6884
9999 – 2004 = 7995
Đáp số: 218; 1329; 2440; 3551; 4662; 5773; 6884; 7995.
Bài 7:
Hai số chẵn liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị. Vậy 2 số chẵn có 5 chữ số trong 5 số đó là: 10000; 10002.
Từ đó, 5 số cần tìm là: 9994; 9996; 9998; 10000; 10002. Vì 5 số đó là 5 số cách đều nhau nên số ở chính giữa 5 số là số 9998 chính bằng trung bình cộng của 5 số đó. Nên:
Tổng 5 số đó là:
9998 x 5 = 49 990
Đáp số: 49990
Bài 8:
Ta đánh số thứ tự các ô ở bảng lần lượt từ 1 đến 12.
579 | 931 |
Số ở ô thứ hai là:
2004 – (579 + 931) = 594
Số ở ô thứ tư là:
2004 – (594 + 931) = 579
Với cách tìm trên, ta được các số từ ô thứ 5 đến thứ 12 là: 594; 931; 579; 594; 931; ….
Nên ta chia băng ô thành 4 nhóm ô, mỗi nhóm có 3 ô liền nhau thì tổng 3 số ở mỗi nhóm ô đều là 2004. Vậy tổng các số trên băng ô là:
2004 x (12 : 3) = 8016
Đáp số: 8016
Bài 9:
Tổng của hai số có 3 chữ số là số có 4 chữ số thì chữ số hàng nghìn của tổng phải là 1. Vậy tổng của 2 số phải tìm là 1997.
Ta lại thấy: 999 + 999 = 1998
Và: 1998 – 1997 = 1
Vậy hai số hạng của tổng là 999 và 998
Ta có 2 phép tính sau:
998+ 9991997
999+ 9981997
Bài 10:
Cả hai số có tất cả 6 chữ số (chữ số < 10) nên tổng các chữ số của hai số lớn nhất bằng:
9 x 6 = 54 mà 54 – 53 = 1
Như vậy hai số đó được viết bởi 5 chữ số 9 và 1 chữ số 8 nên tổng hai số nhỏ nhất khi chúng là: 999 và 899.
Đáp số: 999 và 899
Bài 11:
Số lớn nhất có đủ 10 chữ số là 9876543210.
Số nhỏ nhất có đủ 10 chữ số là 1021456789
Tổng hai số đó là:
9876543210 + 1023456789 = 10899999999
Đáp số: 10899999999
Bài 12:
1963 + 2789 = (1963 + 37) + (2789 – 31)
= 2000 + 2752 = 4752
Các phép tính còn lại bạn đọc tự làm.
Bài 13:
Từ 3 chữ số 2, 3, 4 ta lập được 6 số mỗi số có đủ 3 chữ số đã cho là:
234; 324; 423; 243; 342; 432.
Cách 1: 234 + 432 = 666
324 + 342 = 666
234 + 423 = 666
Tổng 6 số là:
666 x 3 = 1998
Đáp số: 1998
Cách 2: Ta thấy mỗi chữ số đứng ở mỗi hàng 2 lần nên tổng 6 số đó là:
100 x 2 x (2 + 3 + 4) + 10 x 2 x (2 + 3 + 4) + 1 x 2 x (2 + 3 + 4)
= 200 x 9 + 20 x 9 + 2 x 9
= 222 x 9 = 1998
Đáp số: 1998
Bài 14:
Vân tính sai vì tổng các số chẵn là số chẵn. Mà 1195 là số lẻ nên sai.
Bài 15:
Có 90 số có 2 chữ số là các số từ 10 đến 99. Dãy số bắt đầu từ số chẵn (910) và kết thúc là số lẻ (99) nên số lượng số lẻ bằng số lượng số chẵn. Vậy số lượng số lẻ có 2 chữ số là:
90 : 2 = 45 (số)
45 là số lẻ mà tổng của một số lẻ (45) các số lẻ là số lẻ. Võ tính tổng 2530 và đây là số chẵn nên sai.
Trả lời: Võ tính sai
Bài 16:
Có 900 số có 3 chữ số là các số từ 100 đến 999. Dãy số bắt đầu từ số chẵn (100), kết thúc là số lẻ (999) nên số lượng số lẻ bằng số lượng số chẵn và là:
900 : 2 = 450 (số)
450 là số chẵn mà tổng của một số chẵn (450) các số lẻ là số chẵn. Mà 247505 là số lẻ nên sai.
Trả lời: Sai
Bài 17:
Hai quyển truyện giá như nhau và là số lẻ nghìn nên tiền mua 2 quyển truyện là một số chẵn nghìn vì:
Số lẻ x 2 = Số chẵn
Hòa trả một số chẵn nghìn (20000 đồng), nhà hàng trả lại số lẻ nghìn (3000 đồng) nên sai vì:
Chẵn – lẻ = lẻ khác chẵn nghìn
(và chẵn – chẵn = chẵn)
Trả lời: Nhà hàng tính sai