Bài 8: Bài tập về phép trừ
Nội dung chính
PHẦN I. ĐỀ BÀI
Bài 1: Tìm số thích hợp điền vào phép tính sau:
***- *8
Bài 2: Thực hiện nhẩm các phép tính sau:
417 – 395
623 – 486
932 – 777
816 – 582
791 – 595
419 – 274
Bài 3:
Hòa mua hai cái áo cùng loại. Giá mỗi cái áo là một số nguyên nghìn. Hòa đưa trả nhà hàng 5 tờ giấy bạc loại 5000 đồng. Nhà hàng trả lại Hòa 2000 đồng. Hỏi nhà hàng tính đúng hay sai ?
Bài 4:
Dũng làm một phép trừ có hiệu số 2005. Sau đó Dũng cộng các số: bị trừ, số trừ, hiệu số thì được kết quả là 9999. Hỏi Dũng thực hiện phép tính đúng hay sai? Tại sao?
Bài 5:
Toàn là em của Tính: Toàn đang học lớp 2. Một hôm Tình thấy Toàn đang làm phép tính trừ liền đố Toàn: “Mười chín trừ mười hai còn mấy”?
Toàn đáp: “Còn bảy”. Giỏi! Toàn khen em rồi lại đố tiếp: “Thế bây giờ anh thêm 5 đơn vị vào số bị trừ và số trừ thì hiệu số là bao nhiêu” ?
Toàn đáp: “Mười hai”. Lần này thì em sai rồi! Tính nói. Toàn cãi: “Bảy cộng năm chả là mười hai là gì”?
Theo em thì Toàn đúng hay sai? Tại sao?
Bài 6:
Một phép trừ có số bị trừ và số trừ gồm toàn chữ số lẻ. Hỏi hiệu số có thể gồm toàn chữ số chẵn được không? Khi nào thì xảy ra điều đó ?
Bài 7:
Khi thực hiện một phép tính trừ ta thực hiện trừ từ phải sang trái. Toàn nói: Vậy mà vẫn có thể có phép trừ mà khi trừ ta trừ từ trái sang phải mà kết quả vẫn đúng. Điều Toàn nói khi nào thì xảy ra?
Bài 8:
Có khi nào hiệu số bằng số bị trừ không? Tìm hai số khi biết tổng số và hiệu số của chúng.
PHẦN II. BÀI GIẢI
Bài 1:
Từ phép trừ ta có:
*8 + 2 = ***
nên *8 phải là 98 vì nếu là 88 thì:
88 + 2 = 90 < ***
Vậy, số bị trừ là:
98 + 2 = 100
Ta có phép tính:
100- 982
Bài 2:
417 – 395 = (417 + 5) – (395 + 5)
= 422 – 400 = 22
Chú ý: Khi trừ nhẩm cần làm tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục số trừ. Các phép tính còn lại, bạn đọc tự làm.
Bài 3:
Hai cái áo cùng loại thì giá tiền bằng nhau nên tổng số tiền hai cái áo bằng:
Số nguyên nghìn x 2 = Số chẵn nghìn
Số tiền Hòa trả nhà hàng là:
5000 x 5 = 25000 (đồng)
Số tiền nhà hàng tính là:
25000 – 2000 = 23000 (đồng) là số lẻ nghìn nên nhà hàng tính sai
Trả lời: Nhà hàng tính sai
Bài 4:
Cách 1:
Ta có: Số bị trừ + (Số trừ + hiệu số) = 9999
= Số bị trừ + Số bị trừ = 9999
= Số bị trừ x 2 = 9999
= Số chẵn = 9999 nên sai
Trả lời: Dũng tính sai
Cách 2: Hiệu của hai số là 2005 là số lẻ nên trong hai số bị trừ và số trừ phải có một số chẵn, một số lẻ vì:
Số chẵn – Số lẻ = Số lẻ (1)
Số lẻ – Số chẵn = Số lẻ (2)
Nếu là trường hợp (1), ta có:
Số bị trừ + Số trừ + 2005 = 9999
= Số chẵn + (Số lẻ + 2005) = 9999
Số chẵn + Số chẵn = 9999 (là số lẻ)
= Số chẵn = 9999 nên sai
Nếu là trường hợp (2), ta có:
Số bị trừ + Số trừ + 2005 = 9999
= Số lẻ + (Số chẵn + 2005) = 9999
= Số lẻ + Số lẻ = 9999 (là số lẻ)
= Số chẵn = 9999 nên sai
Trả lời: Dũng tính sai
Bài 5:
Toàn sai vì khi cùng thêm vào số bị trừ và số trừ một số như nhau thì hiệu số không thay đổi. Vậy hiệu số vẫn là 7 chứ không phải là 12 như Toàn nghĩ.
Trả lời: Toàn sai
Bài 6:
Hiệu của hai số lẻ là số chẵn. Tuy nhiên, khi số bị trừ có một chữ số nhỏ hơn chữ số cùng hàng của số trừ thì phải nhớ 1 sang hàng liền bên trái của số trừ, khi đó hàng này là số lẻ cộng 1 nhớ sẽ thành số chẵn nên hiệu sẽ thành số lẻ.
Chẳng hạn:
539- 173356
Vậy điều đó chỉ xảy ra khi các chữ số của số bị trừ đều lớn hơn các chữ số cùng hàng của số trừ vì lúc đó phép trừ không có nhớ.
579- 153426
Trả lời: Có thể khi các chữ số của số bị trừ đều lớn hơn các chữ số cùng hàng của số trừ.
Bài 7:
Gợi ý: Điều Toàn nói chỉ xảy ra khi các chữ số của số bị trừ đều lớn hơn các chữ số cùng hàng của số trừ để phép trừ không có nhớ.