5.1. Ôn tập về số tự nhiên
Hướng dẫn giải bài tập SGK toán lớp 5 trang 147. Bài học: Ôn tập về số tự nhiên
Các em học sinh có thể tham khảo cách giải để hiểu bài tốt hơn!
Nội dung chính
Bài 1. (Trang 147 SGK Toán 5)
a) Đọc các số:
70,815 ; 975806 ; 5 723600 ; 472036953
b) Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số trên.
Bài giải
a) Số 70815 đọc là: bảy mười nghìn tám trăm mười lăm.
Số 975806 đọc là: chín trăm bảy mươi lăm nghìn tám trăm linh sáu.
Số 5 723 600 đọc là: năm triệu bảy trăm hai mươi ba nghìn sáu trăm
Số 472 036 953 đọc là: bốn trăm bảy mươi hai triệu không trăm ba mươi sáu nghìn chín trăm năm mươi ba
b) Chữ số 5 trong số 70815 thuộc hàng đơn vị nên có giá trị là 5 đơn vị
Chữ số 5 trong số 975806 thuộc hàng nghìn nên có giá trị 5000
Chữ số 5 trong số 5 723 600 thuộc hàng triệu nên có giá trị 5 000 000
Chữ số 5 trong số 472 036 953 thuộc hàng chục nên có giá trị là 50
Bài 2. (Trang 147 SGK Toán 5)
Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có:
a) Ba số tự nhiên liên tiếp:
998; 999; … …; 8000; 8001 66 665; …; 66 667
b) Ba số chẵn liên tiếp:
98; …; 102 996; …; … …; 3000; 3002
c) Ba số lẻ liên tiếp:
77; 79; … 299; …; 303 ….; 2001; 2003
Bài giải
a) 998 ; 999 ; 1000 7999 ; 8000 ; 8001 66665 ; 66666 ; 66667
b) 98 ; 100 ; 102 996 ; 998 ; 1000 2998 ; 3000 ; 30002
c) 77 ; 79 ; 81 299 ; 301 ; 303 1999 ; 2001 ; 2003
Bài 3. (Trang 147 SGK Toán 5)
Điền dấu >; < ; = vào chỗ chấm:
1000 … 997 53796 … 53800
6987 … 10087 217 … 217689
7500 : 10 …. 750 68400 … 684 x 100
Bài giải
1000 > 997 53796 < 53800
6987 < 10087 217 > 217689
7500 : 10 = 750 68400 = 684 x 100
Bài 4. (Trang 147 SGK Toán 5)
Viết các số sau theo thứ tự:
a) Từ bé đến lớn: 4856 ; 3999 ; 5486 ; 5468.
b) Từ lớn đến bé: 2763 ; 2736 ; 3726 ; 3762.
Bài giải
a) Ta có:3999 < 4856 < 5468 < 5486.
Vậy các số sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: 3999; 4856; 5468; 5486.
b) Ta có: 3762 > 3726 > 2763 > 2736
Vậy các số sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là: 3762; 3726; 2763; 2736
Bài 5. (Trang 148 SGK Toán 5)
Tìm chữ số thích hợp để khi viết vào ô trống ta được:
a) chia hết cho 3.
b) chia hết cho 9.
c) chia hết cho 2 và 5
d) chia hết cho 3 và 5.
Bài giải
Để số …43 chia hết cho 3 thì … + 4 + 3 = … + 7 chia hết cho 3.
Vậy có thể viết vào chỗ chấm một trong các chữ sau: 2; 5; 8.
b) Tương tự, để số 2…7 chia hết cho 9 thì 2 + … + 7 = 9 + … chia hết cho 9.
Vậy có thể viết 0 hoặc 9 vào chỗ chấm.
c) Để 81… chia hết cho 2 và 5 thì … phải là 0.
Vậy ta viết 0 vào chỗ chấm.
d) 46… chia hết cho 5 nên … có thể là 0 hoặc 5.
Nếu … là 0 ta có: 460
Số 460 có tổng các chữ số là 10. Mà 10 không chia hết cho 3 nên số 460 không chia hết cho 3 (Loại)
Nếu .. là 5 ta có: 465
Số 465 có tổng các chữ số là 15. Mà 15 chia hết cho 3 nên 465 chia hết cho 3 (Chọn)
Vậy ta viết chữ số 5 vào chỗ chấm
Xem thêm Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa: Ôn tập về phân số