Bài 9: Số đo thời gian. Các phép tính về số đo thời gian
Nội dung chính
Số đo thời gian
1 ngày = 24 giờ
1 giờ = 60 phút
1 phút = 60 giây
1 thế kỉ = 100 năm
Từ năm 1 đến 100 là thế kỉ thứ nhất (thế kỉ I)
Từ năm 101 đến 200 là thế kỉ thứ hai (thế kỉ II) . . .
Từ năm 1901 đến 2000 là thế kỉ thứ 20 (thế kỉ XX). Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ thứ 21 (thế kỉ XXI)
Các phép tính về số đo thời gian
Số đo thời gian không thuộc hệ các số thập phân nên khi thực hiện các phép tính về số đo thời gian không hoàn toàn giống như các phép tính số tự nhiên, số đo độ dài, số đo khối lượng.
Sau đây là một số ví dụ về phép chuyển đổi số đo thời gian từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ và ngược lại.
Ví dụ 1: 6 phút = … giây phút = … giây
Bài giải
Vì 1 phút = 60 giây nên:
6 phút = 360 giây
Ví dụ 2: 5 phút 25 giây = … giây
Bài giải
5 phút 25 giây= 325 giây
Ví dụ 3: 7 phút
Bài giải
7 phút
Nếu số cần đổi có từ 2 tên đơn vị trở lên hoặc gồm 2 cách viết số khác nhau (số tự nhiên và phân số), ta đổi riêng từng phần rồi cộng các kết quả lại.
Ví dụ 4: 196 phút = … giờ … phút
Bài giải
Vì 196 : 60 = 3 dư 16. Vậy 196 phút = 3 giờ 16 phút
Ví dụ 5: 142 giờ = … ngày … giờ
Một ngày có 24 giờ nên:
142 giờ = 5 ngày 22 giờ (vì 142 : 24 = 5 dư 22)
Muốn đổi số đo thời gian từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn hơn, ta đem số cần đổi chia cho số lần 1 đơn vị lớn gấp đơn vị nhỏ. Thương là số đơn vị cần đổi ra, số dư mang tên đơn vị nhỏ.
Cộng số đo thời gian
Ví dụ 1: 37 phút 48 giây + 29 phút 36 giây = … phút … giây
Cách 1: 37 phút 58 giây = 2268 giây (vì 60 x 37 + 58 = 2220 + 48)
29 phút 36 giây = 1776 giây ( vì 29 x 60 + 36 = 1740 + 36)
Vậy 37 phút 48 giây + 29 phút 36 giây = 4044 giây
4044 : 60 = 67 dư 24
Nên 4044 giây = 67 phút 24 giây
Cách 2:
Vì 84 giây = 1 phút 24 giây
Nên 66 phút 84 giây = 66 phút + 1 phút + 24 giây = 67 phút 24 giây
Chú ý: Đặt tính như phép cộng số tự nhiên
Cộng riêng từng phần mang tên đơn vị giống nhau.
Nếu số đơn vị của tổng lớn hơn số đơn vị liền kề thì đổi ra số đơn vị liền kề và cộng với đơn vị cùng tên đó lại
Phép trừ số đo thời gian
Ví dụ 1: 3 ngày 21 giờ – 1 ngày 18 giờ
Bài giải
Cách 1:
3 ngày 21 giờ = 93 giờ ( 24 x 3 + 21 = 93)
1 ngày 18 giờ = 42 giờ (vì 24 x 1 + 18 = 42)
3 ngày 21 giờ – 1 ngày 18 giờ = 93 giờ – 42 giờ = 51 giờ = 2 ngày 3 giờ
Cùng đổi ra một đơn vị nhỏ để trừ. Nếu hiệu số lớn hơn số lần mà 1 đơn vị lớn liền kề gấp 1 đơn vị nhỏ thì đổi tiếp ra đơn vị liền kề đó.
Cách 2:
Đặt tính như phép trừ số tự nhiên, đơn vị nào dưới đơn vị ấy, hàng nào dưới hàng ấy rồi trừ riêng từng đơn vị một.
Ví dụ 2: 6 phút 25 giây – 3 phút 53 giây
Bài giải
Cách 1: 6 phút 25 giây = 385 giây (vì 60 x 6 + 25 = 385)
3 phút 53 giây = 233 giây (vì 60 x 3 + 53 = 233)
Vậy: 6 phút 25 giây – 3 phút 53 giây = 385 giây – 233 giây = 152 giây = 2 phút 32 giây
Cách 2:
Vì 25 giây < 53 giây nên 25 không trừ được 53,ta lấy một đơn vị lớn (phút) đổi ra giât rồi cộng với 25 để trừ như phép tính trên
Phép nhân số đo thời gian
Ví dụ:
5 phút 35 giây x 3 = … phút … giây
Bài giải
5 phút 35 giây x 3 = 16 phút 45 giây
Vì (60 x 5 + 35 = 335 (giây); 335 giây x 3 = 10005 giây = 16 phút 45 giây)
Cách đặt thứ hai:
Đặt tính như phép nhân số tự nhiên. Nhân thừa số thứ hai với từng đơn vị số đo thời gian, để riêng kết quả. Nếu tích số lớn hơn số lần mà 1 đơn vị lớn kề liền gấp 1 đơn vị bé thì đổi tiếp ra đơn vị lớn và cộng kết quả đổi được vào đơn vị lớn hơn liền kề.
Phép chia số đo thời gian
Ví dụ 1: 8 phút 36 giây : 4 = … phút … giây
Bài giải
8 phút 36 giây : 4 = 2 phút 9 giây
Cách chia thứ nhất:
8 phút 36 giây = 516 giây (vì 60 x 8 + 36 = 516)
516 giây : 4 = 129 giây = 2 phút = 9 giây
Cách chia thứ hai:
Chia từng đơn vị (số đo thời gian) cho số chia, hết đơn vị nào để tên đơn vị ấy vào số thương rồi chia đến đơn vị liền sau.
Ví dụ 2: 10 phút 18 giây : 3
Bài giải
Cách 1: 10 phút 18 giây = 618 giây
618 : 3 = 206 giây =3 phút 26 giây
Vậy 10 phút 18 giây : 3 = 3 phút 26 giây
Cách 2:
Chia từ đơn vị lớn, nếu còn dư, đổi đơn vị lớn còn dư ra đơn vị nhỏ, cộng kết quả đổi được với số đơn vị nhỏ ở số bị chia rồi chia tiếp. Chia hết đơn vị nào thì viết tên đơn vị đó vào số thương.