Bài 8: Đo khối lượng. Các phép tính với số đo khối lượng
Kiến thức cần nhớ
Đo khối lượng
1. Hai đơn vị đo liền nhau thì gấp (hoặc kém) nhau 10 lần.
Như vậy số đo khối lượng là số trong hệ thập phân.
2. Trong số đo khối lượng, mỗi chữ số cũng ứng với một hàng đơn vị khối lượng.
Ví dụ: 4321 kg = 4 tấn 3 tạ 2 yến 1kg
Các phép tính với số đo khối lượng
Vì số đo khối lượng là số đo thuộc hệ thập phân nên các phép tính với số đo khối lượng cũng thực hiện như phép tính với số tự nhiên. Cụ thể là đối với phép cộng và phép trừ cần nhớ các quy tắc sau:
a) Chỗ thực hiện với các số có cùng tên đơn vị.
b) Đặt tính theo quy tắc các chữ số cùng hàng phải đặt thẳng cột với nhau.
c) Thực hiện phép tính từ phải sang trái
d) Nếu kết quả cộng lớn hơn 9 thì nhớ sang hàng liền bên trái
e) Nếu chữ số ở một hàng nào đó của số bị trừ nhỏ hơn chữ số cùng hàng đó của số trừ thì ta thêm 10 vào chữ số ở hàng đó của số bị trừ đồng thời thêm 1 vào hàng liền sau của số trừ.
Chẳng hạn:
8 + 9 = 17 viết 7 nhớ 1 sang hàng chục kg (yến)
7 + 4 + 1 (nhớ)= 12 viết 2 nhớ 1 sang hàng trăm kg (tạ)
1 + 3 + 1 (nhớ) = 5
Vậy: 178kg + 349kg = 527 kg
( 2 + 10) – 6 = 6 viết 6 nhớ 1 sang hàng chuc gam (dag) của số trừ
(5 + 8) – (7 + 1 (nhớ)) = 7 viết 7 nhớ 1 sang hàng trăm của số trừ
6 – (3 + 1 (nhớ)) = 2
Vậy 652 g – 476 g = 276 g