Bài 2: Phép trừ
Bài toán 1
Điền dấu (>; <; =) vào ô trống cho thích hợp
a)
b)
Bài giải
a) 58 – 27 = 31 ; 51 – 20 = 31
Vậy:
b) 63 – 45 = 18 ; 65 – 47 = 18
Vậy:
Nhận xét: a) 58 – 51 = 7; 27 – 20 = 7
b) 65 – 63 = 2 47 – 45 = 2
- Khi cùng thêm (hoặc cùng bớt) ở cả số bị trừ và số trừ một số đơn vị như nhau thì hiệu không thay đổi.
Vận dụng để tính nhẩm.
Chẳng hạn: Tính nhẩm các phép tính sau:
73 + 29 ; 42 – 29 ; 67 + 28 ; 86 – 42
Ta có:
Chú ý: Khi trừ nhẩm, thường làm tròn chục, tròn trăm, . . . số trừ. Khi cộng nhẩm thường làm tròn chục, tròn trăm … một số hạng.
Bài toán 2
Ba năm trước, cha hơn con 30 tuổi. Hai năm nữa, tổng số tuổi của hai cha con là 52. Tính tuổi hiện nay của mỗi người.
Bài giải:
Trong cùng một số năm, mọi người đều tăng (hoặc giảm) một số tuổi như nhau suốt đời, cha vẫn hơn con 30 tuổi.
Ta có sơ đồ sau:
Tuổi của con 2 năm nữa là:
(52 – 30) : 2 = 11 (tuổi)
Tuổi con năm nay là:
11 – 2 = 9 (tuổi)
Tuổi cha năm nay là:
9 + 30 = 39 (tuổi)
Đáp số: 39 tuổi; 9 tuổi