Bài 13: Bài tập tổng hợp phần 1
Nội dung chính
PHẦN 1: ĐỀ BÀI
Bài 1: Viết (theo mẫu):
Viết số | chục nghìn | nghìn | trăm | chục | đơn vị | Đọc số |
95 732 | 9 | 5 | 7 | 3 | 2 | chín mươi lăm nghìn bảy trăm ba mươi hai |
86076 | ||||||
a | b | c | d | e | a chục ngìn b nghìn c trăm d chục e đơn vị | |
Chú ý: Các số viết dưới dạng chữ phai có kẻ ngang ở trên.
Bài 2. Viết (theo mẫu):
65341 = 60000 + 5000 + 300 + 40 + 1
46 394 =
70 297 =
83 409 =
Bài 3: Cộng nhẩm các phép tính sau theo mẫu:
63 000 + 16 000 42 000 + 35 000 86 000 + 13 000
27 000 + 42 000 34 000 + 45 000 73 000 + 21 000
Bài 4: Không tính tổng, hãy so sánh hai tổng rồi điền dấu ( >; <; =) vào chỗ chấm và cho biết tổng lớn hơn thì lớn hơn bao nhiêu đơn vị:
a) 35000 + 19000 + 25000 . . . (35000 + 4000) + (19000 + 4000) + (25000 + 6000)
b) 72000 + 28000 . . . (72000 – 6000) + (28000 – 3000)
c) 65000 + 19000 . . . (65000 – 7000) + (19000 + 7000)
Bài 5: Không tính tổng, hãy so sánh hai tổng rồi điền dấu ( >; <; =) vào chỗ chấm, nêu rõ lí do:
a) 69 000 + 13 000 . . . (69 000 + 8 000) + (13 000 – 8 000)
b) 29 000 + 54 000 . . . (29 000 + 7 000) + (28 000 – 3 000)
c) 18 000 + 73 000 . . . ( 18 000 – 9 000) + ( 73 000 + 9000)
Bài 6: Hai anh em Hùng và Cường có 68 viên bi. Anh Hùng cho bạn 6 hòn bi. Bố cho thêm Cường 6 hòn bi. Như vậy số bi của hai anh em bằng nhau.
Hỏi lúc đầu anh Hùng có nhiều hơn em Cường bao nhiêu hòn bi (Giải 2 cách)
Bài 7: Hai chị em Hòa và Lan có 83 sợi dây chun. Hòa cho bạn 8 sợi dây chun, chị Mai cho Lan 8 dây chun.
Hỏi, lúc này tổng số sợi dây chun của hai chị em Hòa và Lan là bao nhiêu ?
Bài 8: Tính nhanh tổng sau:
0 + 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10 +11 + 12 + 13 + 14 + 15 + 16 + 17 + 18 + 19 + 20
Bài 9: Tính nhẩm:
69 000 – 42 000 | 98 000 – 32 000 | 59 000 – 19 000 |
88 000 – 36 000 | 74 000 – 41 000 | 79 000 – 38 000 |
Bài 10: Năm nay bố 43 tuổi, con 11 tuổi. Hỏi:
a) 3 năm trước, bố hơn con bao nhiêu tuổi ?
b) 15 năm nữa bố hơn con bao nhiêu tuổi ?
Bài 11: Tính nhẩm các phép tính sau bằng cách hợp lí nhất :
63 000 – 49 000 | 92 000 – 66 000 | 92 000 – 19 000 |
57 000 – 38 000 | 81 000 – 45 000 | 74 000 – 38 000 |
Bài 12: Không tính giá trị các biểu thức, hãy so sánh các biểu thức sau đó điền dấu (>; <; =) vào chỗ chấm, nêu rõ lí do:
a) 75 000 – 49 000 . . . (75 000 + 8000) – (49 000 + 8 000)
b) 83 000 – 67 000 . . . ( 83 000 – 9 000) – (67 000 – 9 000)
c) 95 000 – 62 000 . . . 95 000 – 60 000
d) 74 000 – 43 000 . . . 74 000 – 46 000
e) 63 000 – 28 000 . . . 59 000 – 28 000
g) 95 000 – 39 000 . . . 88 000 – 39 000
Bài 13: Chuyển các tổng sau thành tích.
a) 13 + 13 + 13 + 13 + 13 =
b)
c)
d)
Bài 14: Một người đem bán 207 con vịt. Giá mỗi con vịt trung bình là 8 nghìn đồng. Hỏi người đó thu được bao nhiêu tiền bán vịt ?
Bài 15: Hai bạn Lan và Huệ mua rau. Lan mua 3 mớ, Huệ mua 5 mớ rau cùng loại. Giá mỗi mớ rau là 500 đồng. Hỏi Huệ phải trả nhiều hơn Lan bao nhiêu tiền ? (Giải bằng hai cách)
Bài 16: Thực hiện các phép tính sau rồi cho biết phép tính nào là phép chia hết, phép chia có dư rồi xếp chúng thành 2 cột:
672 : 3 | 777 : 3 |
607 : 5 | 218 : 9 |
924 : 6 | 450 : 6 |
317 : 4 | 874 : 7 |
209 : 8 | 405 : 9 |
Bài 17: Tìm số thích hợp điền vào các phép tính sau:
Bài 18: Toàn thực hiện phép chia 40 : 8 như sau:
Bình nói: Toàn làm sai. Hỏi Bình nói đúng hay sai ? Nếu Bình nói đúng thì hãy chỉ giúp vì sao Toàn làm sai.
Bài 19: Tìm x:
a) 15 + x + 27 + 53 = 201
b) 19 + 68 + (x – 19) = 105
c) x – (45 + 56) = 21
d) 173 + (x – 49) = 219
Bài 20:
a)
b)
c)
d)
e)
Bài 21:
a)
b)
c)
d)
e)
Bài 22: Tìm một số, biết rằng nếu đem số đó chia cho 9 thì được thương là 207 và số dư là số dư lớn nhất.
Bài 23: Tìm một số biết rằng nếu đem số đó chia cho 8 thì được thương bằng số dư và số dư là số chẵn đồng thời là số dư lớn nhất có thể có.
Bài 24: Đặt dấu ngoặc đơn vào các biểu thức sau để có các biểu thức đúng:
a) 6 x 9 + 8 = 102
b) 2736 : 8 x 38 = 9
c)
d) 9 x 250 – 48 = 1818
e) 7 x 13 x 2 – 5 = 147
g) 8 x 74 + x = 884
Bài 25: Cho phép chia 49 : 7. Hãy tìm một số sao cho khi lấy số bị trừ trừ đi số đó, lấy số chia cộng với số đó thì được hai số mới mà thương của chúng bằng 1.
Bài 26: Cho phép chia 12 : 6. Hãy tìm một số sao cho khi lấy số bị chia trừ đi số đó, lấy số chia cộng với số đó thì được hai số mới sao cho thương của chúng bằng 0.
Bài 27: Tính nhanh mỗi biểu thức sau:
a)
b)
Bài 28:
a) Viết các số lẻ có 2 chữ số chia hết cho 9.
b) Viết các số chẵn có 2 chữ số chia hết cho 8.
Bài 29:
a) Có bao nhiêu số có 2 chữ số mà mỗi số có một chữ số 4 ?
b) Có bao nhiêu số có 2 chữ số không có chữ số 7 ?
Bài 30: Tìm số có 2 chữ số, biết tổng các chữ số là 9 và hiệu các chữ số là 3.
PHẦN II: BÀI GIẢI
Bài 1:
Viết số | chục nghìn | nghìn | trăm | chục | đơn vị | Đọc số |
95 732 | 9 | 5 | 7 | 3 | 2 | chín mươi lăm nghìn bảy trăm ba mươi hai |
86076 | 8 | 6 | 0 | 7 | 6 | tám mươi sáu nghìn không trăm bảy mươi sáu |
a | b | c | d | e | a chục nghìn b nghìn c trăm d chục e đơn vị | |
g | h | a | d | e | gchục nghìn h nghìn a trăm d chục e đơn vị | |
0 | k | h | m | t | 0 chục nghìn k nghìn h trăm m chục t đơn vị | |
d | a | g | c | b | d chục nghìn a nghìn g trăm c chục b đơn vị |
Bài 2:
Bài 3:
Phần còn lại, bạn đọc tự làm.
Chú ý: Khi cộng nhẩm hai số ta làm tròn chuch, tròn trăm, tròn nghìn tùy theo phép tính phải thực hiện. Ở bài này, ta làm tròn nghìn một số mà phép tính kia không có nhớ cho dễ làm.
Bài 4:
a) 35000 + 19000 + 25000 . . . (35000 + 4000) + (19000 + 4000) + (25000 + 6000)
35000 + 19000 + 25000 . . . 35000 + 4000 + 19000 + 4000 + 25000 + 6000
35000 + 19000 + 25000 < 35000 + 19000 + 25000 + (4000 + 2000 + 6000)
Tổng bên phải lớn hơn 12 000
b) 72000 + 28000 . . . (72000 – 6000) + (28000 – 3000)
72000 + 28000 . . . 72000 – 6000 + 28000 – 3000
72000 + 28000 > 72000 + 28000 – (6000 + 3000)
Tổng bên phải nhỏ hơn 9 000
c) 65000 + 19000 . . . (65000 – 7000) + (19000 + 7000)
65000 + 19000 = 65000 + 19000 + (7000 – 7000)
Bài 5:
a) 69 000 + 13 000 . . . (69 000 + 8 000) + (13 000 – 8 000)
a) 69 000 + 13 000 . . . 69 000 + 8 000 + 13 000 – 8 000
a) 69 000 + 13 000 = 69 000 + 13 000 + (8 000 – 8 000)
Phần còn lại, bạn đọc tự làm.
Bài 6:
Cách 1: Khi anh Hùng cho bạn 6 hòn bi, bố cho em Cường 6 hòn bi thì tổng số bi của hai anh em vẫn là 68.
Lúc này, số bi của mỗi người là:
68 : 2 = 34 (hòn bi)
Số bi lúc đầu của anh Hùng là:
34 + 6 = 40 (hòn bi)
Số bi lúc đầu của em là:
34 – 6 = 28 (hòn bi)
Lúc đầu, anh có nhiều hơn em số bi là:
40 – 28 = 12 (hòn bi)
Đáp số: 12 hòn bi
Cách 2: Anh cho đi 6 hòn bi, em được thêm 6 hòn bi nên hai anh em có số bi bằng nhau. Vậy lúc đầu, anh có nhiều hơn em số bi là:
6 + 6 = 12 (hòn bi)
Đáp số: 12 hòn bi
Bài 7: Vẫn là 83 sợi dây chun.
Bài 8: 0 + 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10 +11 + 12 + 13 + 14 + 15 + 16 + 17 + 18 + 19 + 20
= (0 + 20) + (1 + 19) + (2 + 18) + (3 + 17) + (4 + 16) + ( 5 + 15) + (6 + 14) + (7 + 13) + (8 + 12) + (9 + 11) + 10
= 20 x 10 + 10 = 210
Cách 2: Dãy số có 21 số hạng nhưng có thể bỏ số hạng 0 thì còn 20 số hạng. Tổng có thể viết lại là:
= (1 + 20) + (2 + 19) + (3 + 18) + (4 + 17) + (5 + 16) + ( 6 + 15) + (7 + 14) + (8 + 13) + (9 + 12) + (10 + 11)
= 21 x 10 = 210
Bài 9:
69 000 – 42 000
= (69 000 – 2000) – (42 000 – 2 000)
= 67 000 – 40 000
= 27 000
88 000 – 36 000
= (88 000 – 6 000) – (36 000 – 6 000)
= 82 000 – 30 000
= 52 000
Phần còn lại, bạn đọc tự làm.
Chú ý: Khi trừ nhẩm, ta làm tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn số trừ. Tùy từng bài mà làm tròn. Ở bài này ta làm tròn chục ngìn bằng cách bớt ở cả hai số một số bằng số nghìn ở số trừ.
Bài 10: Trong cùng một số năm, mọi người đều tăng (hoặc giảm) một số tuổi như nhau. Vì vậy, hiện nay bố hơn con bao nhiêu tuổi thì suốt đời bố vẫn hơn còn bằng ấy tuổi. Mà: tuổi bố hơn tuổi con là:
43 – 11 = 32 (tuổi)
Đáp số: a) 32 tuổi b) 32 tuổi
Bài 11:
63 000 – 49 000
= (63 000 + 1000) – (49 000 + 1000) = 64 000 – 50 000 = 14 000
92 000 – 66 000 = ( 92 000 + 4 000) – (66 000 + 4 000) = 96 000 – 70 000 = 26 000
57000 – 38000
= (57000 + 2000) – (38000 + 2000) = 59000 – 40000 = 19 000
81 000 – 45 000 = (81 000 + 5 000) – (45 000 + 5 000) = 86 000 – 50 000 = 36 000
Phần còn lại, bạn đọc tự làm.
Bài 12:
a) 75000 – 49000 = (75000 + 8000) – ( 49 000 + 8000)
Vì khi cùng thêm (hoặc cùng bớt) số bị trừ và số trừ cùng một số đơn vị như nhau thì hiệu số không thay đổi.
Tương tự: b) 83 000 – 67 000 = (83 000 – 9 000) – (67 000 – 9 000)
c) 95 000 – 28 000 < 95 000 – 60 000
Vì: hai phép trừ có số bị trừ bằng nhau, phép trừ nào có số trừ nhỏ hơn thì hiệu số lớn hơn.
Tương tự: d) 74 000 – 43 000 > 74 000 – 46 000
e) 63 000 – 28 000 > 59 000 – 28 000
Vì: hai phép trừ có số trừ bằng nhau, phép trừ nào có số bị trừ nhỏ hơn thì hiệu số nhỏ hơn.
Tương tự: g) 95 000 – 39 000 > 88 000 – 39 000
Bài 13:
a) 13 + 13 + 13 + 13 + 13 = 13 x 5
b)
c)
d)
Bài 14: Số tiền bán vịt là:
207 x 8 = 1 656 (nghìn đồng)
Đáp số: 1 656 nghìn đồng
Bài 15:
Cách 1: Số tiền Lan mua rau là:
500 x 3 = 1 500 (đồng)
Số tiền Huệ mua rau là:
500 x 5 = 2 500 (đồng)
Số tiền Huệ trả nhiều hơn Lan là:
2 500 – 1 500 = 1000 (đồng)
Đáp số: 1000 dồng
Cách 2: Số mớ rau Huệ mua nhiều hơn Lan là:
5 – 3 = 2 (mớ)
Số tiền Huệ trả nhiều hơn Lan là:
500 x 2 = 1 000 (đồng)
Đáp số: 1 000 đồng
Bài 16:
Các phép chia hết | Các phép chia có dư |
673 : 3 | 607 : 5 |
924 : 6 | 317 : 4 |
777 : 3 | 209 : 8 |
450 : 3 | 218 : 9 |
405 : 9 | 874 : 7 |
Bài 17.
Vậy a = 9
Số bị chia là:
9 x 9 + 8 = 89
Ta có phép tính:
Vì số dư nhỏ hơn số chia nên b > 7. b là số lẻ có 1 chữ số nên b = 9.
Số bị chia là:
9 x 9 + 7 = 88
Ta có phép tính:
Bài 18:
Bình nói đúng vì số dư lần thứ nhất là 8 bằng số chia nên phép chia sai. Cũng có thể lập luận đơn giản là: 40 : 8 thì thương phải nhỏ hơn 40 mà 41 > 40 nên sai.
Bài 19:
a) x = 201 – (15 + 27 + 53) = 100
b)
c)
d) x= 95
Bài 20:
a)
b) x = 36
c) x = 8
d) x = 833
e) x = 2
Bài 21:
a) x = 76 b) x = 688 c) x = 69 d) x = 94 e) x = 1141
Bài 22:
Số chia là 9 thì số dư lớn nhất là 8.
Số phải tìm là:
207 x 9 + 8 = 1871
Đáp số: 1871
Bài 23: Số chia là 8 thì số dư lớn nhất là số chẵn phải là 6. Vậy thương số cũng là 6.
Số phải tìm là:
8 x 6 + 6 = 54
Đáp số: 54
Bài 24:
a)
b)
c) g)
Bài 25:
Thương của hai số mới bằng 1 thì hai số mới phải bằng nhau.
Khi cộng thêm bao nhiêu đơn vị vào 7 và bớt bấy nhiêu đơn vị ở 49 thì tổng hai số không đổi. Vậy tổng hai số mới vẫn bằng tổng của số bị chia và số chia ở phép tính đã cho.
Tổng hai số bị chia và số chia là:
49 + 7 = 56
Hai số mới là:
56 : 2 = 28
Số phải tìm là:
28 – 7 = 21 hoặc 49 – 28 = 21
Đáp số: 21
Bài 26:
Thương hai số bằng 0 khi số chia lớn hơn 0 và số bị chia bằng 0. Vậy số cần bớt ở số bị chia đúng bằng chính số đó nên là 12. Số chia sau khi thêm sẽ là:
6 + 12 = 18
Ta có phép tính: 0 : 18 = 0
Bài 27:
a) Vì 6 x 5 + 7 – 37 = 0 nên:
Bài 28:
a) Các số lẻ có 2 chữ số chia hết cho 9 thì các số đó chia cho 9 cho thương là số lẻ. Vậy các số đó là:
8 x 2 = 16 | 8 x 8 = 64 |
8 x 3 = 24 | 8 x 9 = 72 |
8 x 4 = 32 | 8 x 10 = 80 |
8 x 5 = 40 | 8 x 11 = 88 |
8 x 6 = 48 | 8 x 12 = 96 |
8 x 7 = 56 |
Bài 29:
a) Có 90 số có 2 chữ số là các số từ 10 đến 99. Các số có hai chữ số có hàng chuc khác 4 thì sẽ có một chữ số 4 ở hàng đơn vị. Có 8 số như thế là: 14; 24; 34; 44; 54; 64; 84; 94. Số có chữ số 4 ở hàng chục mà chỉ có một chữ số 4 thì có 9 số là: 40; 41; 42; 43; 44; 45; 46; 47; 48; 49. Như vậy có tất cả 17 số có hai chữ số mà mỗi số chỉ có một chữ số 4.
b) Các số có hai chữ số có chữ số 7 ở hàng đơn vị thì có 9 số là: 17; 27; 37; 47; 57; 67; 77; 87; 97.
Các số có hai chữ số có chữ số 7 ở hàng chục thì có 10 số là: 70; 71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78; 79.
Số lượng số có hai chữ số không có chữ số 7 là:
90 – 18 = 72 (số)
Bài 30:
Cách 1: Các số có hai chữ số có tổng các chữ số là 9 là: 18; 27; 36; 45; 54; 63; 72; 81, 90.
Trong đó chỉ có hai số có hiệu các chữ số là 3 là: 63; 36.
Cách 2: Chữ số bé là:
(9 – 3) : 2 = 3
Chữ số lớn là:
9 – 3 = 6
Vì hai chữ số đều bình đẳng về vị trí nên ta có hai số là: 36 và 63.