Bài 1: Ôn tập về số học
-
Nội dung chính
Ôn các số trong phạm vi 1000: Cách đọc, viết các số (viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị).
Ví dụ 1: Nối mỗi số với cách đọc tương ứng:
Cách làm: Quan sát kĩ từng số đã viết để nối với cách đọc cho đúng, nhìn đến số nào thì tìm nối luôn cách đọc tương ứng (hoặc xem tới cách đọc nào thì tìm số tương ứng để nối).
Ví dụ 2: Viết các số theo cách đọc sau:
a) Bảy trăm linh năm; | d) Tám trăm chín mươi; |
b) Năm trăm; | e) Sáu trăm năm mươi mốt; |
c) Ba trăm mười sáu; | d) Bảy trăm chín mươi chín. |
Bài giải
a) 705; | d) 890 |
b) 500; | e) 651 |
c) 316; | g) 799 |
Ví dụ 3: Nối mỗi số với tổng tương ứng:
Cách làm: Dựa vào cách viết số ta biết mỗi số gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị, từ đó nối với tổng đã cho.
Ví dụ 4: Số?
Cách làm: Quan sát kĩ các số đã cho để phát hiện cách viết các số tiếp theo.
Chú ý: Khi ôn về đọc viết các số có 3 chữ số, cần phân biệt rõ số và chữ số. Mỗi số có thể được viết bởi 1 hoặc nhiều chữ số, mỗi chữ số thì luôn bé hơn 10 (từ 0 đến 9). Chẳng hạn số 112 là số có 3 chữ số gồm hai chữ số 1 và một chữ số 2. Giá trị của chữ số 1 đứng đầu tiên là 100 đơn vị, chữ số 1 đứng thứ 2 là 10 đơn vị.
-
Ôn cách so sánh, sắp thứ tự các số có 3 chữ số
Ví dụ 1: a) Viết số lớn nhất có 1 chữ số.
b) Viết số tròn chục lớn nhất có 2 chữ số.
Bài giải
a) Số lớn nhất có 1 chữ số đó là: 9.
b) Số tròn chục lớn nhất có 2 chữ số là: 90.
Ví dụ 2: Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến nhỏ:
145; 659; 198; 263
Bài giải
659; 263; 198; 145
Cách làm: Vì 4 số đều có 3 chữ số nên quan sát nhanh số nào có số trăm lớn nhất là số lớn nhất (659), tiếp tục với 3 số còn lại ta có số lớn nhất (263). Khi 2 số cùng có số trăm như nhau thì so sánh các số chục, số nào có số chục lớn hơn thì lớn hơn (9 > 4, nên 198 > 145). Khi số trăm và số chục bằng nhau thì số có số đơn vị lớn hơn sẽ lớn hơn.
-
Ôn cách thực hiện phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 và không nhớ trong phạm vi 1000. Ôn phép nhân, phép chia từ bảng 2 đến bảng 5.
Ví dụ 1: Đặt tính rồi tính:
a) 65 − 39; | b) 56 − 17; | c) 59 + 14; | d) 68 + 7 |
Bài giải
a)
65− 3926
b)56− 1739
c)59+ 1473
d)68+ 775
Ví dụ 2: Đặt tính rồi tính:
a) 135 + 324; | b) 576 + 113; | c) 169 − 56; | d) 468 − 235 |
Bài giải
a)
135 + 324459
b)576+ 113689
c)169 − 56113
d)468 − 235233
Chú ý: Đặt tính cần đặt thẳng cột đối với các số trăm, số chục và số đơn vị. Các số cần nhớ thì nhớ sang hàng cao hơn liền trước.
Ví dụ 3: Tính:
a) 45 + 28 − 39; | b) 5 × 7 − 18; | c) 3 × 9 + 15; | d) 45 : 5 + 23. |
Bài giải
a) 45 + 28 − 39 = 73 − 39 = 34; | b) 5 × 7 − 18 = 35 − 18 = 17; |
c) 3 × 9 + 15 = 27 + 15 = 42; | d) 45 : 5 + 23 = 9 + 23 = 32. |
Cách làm: Dạng bài này là tính lần lượt theo thứ tự từ trái qua phải. Chú ý ôn lại các bảng nhân, bảng chia đã học.
Ví dụ 4: Điền chữ số thích hợp vào ô trống:
Bài giải
b) Từ lập luận tương tự ta điền được các chữ số vào b):
a)
338− 125213
b)497− 262235
Cách làm: Đối với phép cộng và trừ các số có 3 chữ số không nhớ; để tìm các chữ số chưa biết như dạng trên ta dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 và quy tắc tìm một số hạng của tổng, quy tắc tìm số bị trừ, số trừ.
Xem thêm: Bài 2: Ôn tập về đại lượng