Trang chủ
LỚP 4 Toán cơ bản Ôn bài lý thuyết CHƯƠNG 2: BỐN PHÉP TÍNH VỚI CÁC SỐ TỰ NHIÊN. HÌNH HỌC 2.3. Biểu thức có chứa hai chữ, ba chữ
2.3. Biểu thức có chứa hai chữ, ba chữ
Nội dung chính
ÔN TẬP: BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ, BA CHỮ
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Biểu thức có chứa hai chữ
Ví dụ: Hai anh em cùng câu cá. Anh câu được a con cá. Em câu được b con cá. Cả hai anh em câu được a + b con cá.
a + b là biểu thức có chứa hai chữ
– Nếu a = 3, b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5; 5 là một giá trị của biểu thức a + b.
– Nếu a = 4, b = 4 thì a + b = 4 + 4 = 8; 8 là một giá trị của biểu thức a + b.
– Nếu a = 0, b = 1 thì a + b = 0 + 1 = 1; 1 là một giá trị của biểu thức a + b.
Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b
2. Biểu thức có chứa ba chữ
Ví dụ: Khánh, Hoàng và Bình cùng đi câu cá. Khánh câu được a con cá, Hoàng câu được b con cá, Bình câu được c con cá.
a + b + c là biểu thức có chứa ba chữ.
– Nếu a = 2, b = 3, c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9;
9 là một giá trị biểu thức của a + b + c
– Nếu a = 5, b = 1, c = 0 thì a + b + c = 5 + 1 + 0 = 6;
6 là một giá trị biểu thức của a + b + c
– Nếu a = 1, b = 0, c = 2 thì a + b + c = 1 + 0 + 2 = 1 + 2 = 3;
3 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c
Như vậy:
– Biểu thức có chứa hai chữ bao gồm, dấu tính và hai chữ
– Biểu thức có chứa ba chữ bao gồm số, dấu tính và ba chữ.
– Mỗi lần thay chữ bằng số ta tìm được một giá trị của biểu thức ban đầu
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1: a + b – 2 được gọi là biểu thức gì? Tại sao?
Bài giải:
a + b – 2 được gọi là biểu thức hai chữ. Tại vì có số, dấu tính (dấu + và -) và hai chữ a, b.
Ví dụ 2: Với a = 1254, b = 5233. Tính giá trị của a + b – 1212
Bài giải:
a + b – 1212 = 1254 + 5233 -1212 = 6487 – 1212 = 5275
Ví dụ 3: Với a = 4531, b = 3104 và c = 8 thì biểu thức a – b : c có giá trị bằng 4143 là đúng hay sai?
Bài giải:
a – b : c = 4531 – 3104 : 8 = 4531 – 388 = 4143
Vậy với a = 4531, b = 3104 và c = 8 thì biểu thức a – b : c = 4143 là đúng
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1:
Bài 2:
BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 1:
Bài 2:
Xem thêm: Tính chất giao hoán của phép cộng
Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học Biểu thức có chứa hai chữ, ba chữ – toán cơ bản lớp 4.
Chúc các em học tập hiệu quả!