5.3. Thừa số – Tích
Nội dung chính
ÔN TẬP: THỪA SỐ – TÍCH
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
– Biết tên gọi về thành phần và kết quả của phép nhân.
– Cách tìm kết quả của phép nhân.
CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Xác định giá trị của thừa số, tích trong phép nhân
Trong phép nhân, các thành phần được gọi là thừa số và kết quả được gọi là tích.
Dạng 2: Tính giá trị của tích
Từ phép nhân cho trước, em chuyển về tổng của nhiều số hạng để nhẩm và tìm giá trị của tích.
Dạng 3: Toán đố
– Đọc và phân tích đề: Bài toán thường cho giá trị các số giống nhau, yêu cầu tìm giá trị của một số.
– Tìm cách giải của bài toán: Muốn tìm giá trị của một số nhóm, ta thường lấy giá trị của một nhóm nhân với số nhóm.
– Trình bày bài toán.
– Kiểm tra lại lời giải và kết quả em vừa tìm được.
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1: Xác định các thừa số và tích trong phép tính sau: 2 x 4 = 8.
Bài giải:
Trong phép nhân, 2 và 4 là các thừa số; 6 được gọi là tích.
Ví dụ 2: Tính giá trị của tích: 3 x 3.
Bài giải:
3 x 3 = 3 + 3 + 3 = 9
Ví dụ 3: Một hộp có 3 viên bi. Hỏi hai hộp như vậy có bao nhiêu viên bi?
Bài giải:
Số bi của hai hộp bi là:
3 x 2 = 6 (viên bi)
Đáp số: 6 viên bi.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1:
Bài 2:
BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 1:
Bài 2:
Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học Thừa số – Tích – toán cơ bản lớp 2.
Chúc các em học tập hiệu quả!