6.9. Ki-lô-mét
Nội dung chính
ÔN TẬP: Ki – lô – mét
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
– Đơn vị đo độ dài ki – lô – mét, kí hiệu và độ lớn của ki – lô – mét, mối quan hệ của ki – lô – mét với đơn vị mét.
– Các phép tính cộng, trừ và toán đố liên quan.
– Ứng dụng của đơn vị ki – lô – mét trong cuộc sống.
CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Đổi các đơn vị đo
Em ghi nhớ cách quy đổi các đơn vị
1km = 1000m;
1m = 10dm;
1m = 100cm.
Dạng 2: Thực hiện phép tính cộng, trừ với các số có đơn vị độ dài
Với các số cùng đơn vị đo, thực hiện phép cộng hoặc trừ các số và giữ nguyên đơn vị đo ở kết quả.
Dạng 3: Tính độ dài đường gấp khúc
Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: …m = 1km.
Bài giải:
Vì 1km = 1000m nên số cần điền vào chỗ chấm là 1000
Ví dụ 2: Thực hiện phép tính cộng sau đây:
10km + 4km = ….
Bài giải:
10km + 4km = 14km.
Vậy số cần điền vào chỗ chấm là 14km.
Ví dụ 3: Tính độ dài quãng đường từ A đến D (đi qua B và C)
Bài giải:
Quãng đường từ A tới D (đi qua B và C) có độ dài bằng đường gấp khúc ABCD
Độ dài quãng đường A đến D (đi qua B và C) là:
27 + 35 + 39 = 101 (km)
Đáp số: 101km.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1:
Bài 2:
BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 1:
Bài 2:
Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học Ki – lô – mét – toán cơ bản lớp 2.
Chúc các em học tập hiệu quả!