Tự dạy văn kể chuyện cho học sinh Tiểu học
Kỹ năng kể chuyện rất quan trọng đối với kỹ năng giao tiếp, chia sẻ, thuyết trình. Roland Bathes từng nói: Tự sự có mặt ở khắp mọi nơi. Tự sự là cuộc sống. Chính vì vậy mà ngành Tự sự học rất phát triển trong những thập kỷ gần đây. Hiện nay ở cấp tiểu học, và cả những năm đầu cấp 2, chúng ta vẫn dạy văn kể chuyện, tuy nhiên điểm hạn chế là chủ yếu chỉ dạy văn viết, mà không dạy kể chuyện bằng lời nói (văn nói) – điều này rất quan trọng.
Để trẻ con có thể kể được truyện, có vài vấn đề cần lưu ý: Kể chuyện (Tự sự) có 3 vấn đề (3 câu hỏi lớn): 1, Kể về ai (nhân vật); 2, Kể về cái gì (cốt truyện); 3; Kể như thế nào (lời nói, ngôn ngữ, tình cảm…).
{ads_ngang}
Nội dung chính
1. Kể về ai?
Trong một câu chuyện thường có nhân vật chính và nhân vật phụ. Việc xác định nhân vật sẽ quyết định đến ngôi kể và diễn biến câu chuyện xoay quanh các nhân vật. Thông thường các đề văn của các bạn cấp 1 (ở trường) thì đã cho sẵn kể về ai rồi, cơ bản không phải lựa chọn nữa.
Tuy nhiên, trẻ thường có thiên hướng thích kể những câu chuyện về động vật, hoặc những câu chuyện do mình tưởng tượng ra, và chúng thích cái gì đó độc đáo, hài hước. Vì vậy, ở nhà các bố mẹ có thể giúp con rèn luyện kể chuyện dựa theo sở thích của các bạn ấy. Đặc biệt, các bạn nhỏ rất thích đóng vai, ví dụ như nếu em là con chim, con bướm, nếu em là một cái cây…. Đúng như Roland Bathes nói “tự sự là cuộc sống” – bất cứ sự vật nào trong tự nhiên và cuộc sống đều có những câu chuyện của mình và hãy giúp con mở rộng thế giới, thâm nhập vào các thế giới khác mình – như thế, hành trình tìm kiếm của mình sẽ rất thú vị.
2. Kể về cái gì?
Ở đây sẽ có các chi tiết, tình huống, sự kiện, hành động. Cũng như trên, trẻ con thường thích những câu chuyện do chúng tưởng tượng ra hơn là những câu chuyện thật (hoặc là chuyện thật nhưng thay vì con người bằng Thỏ, Rùa, Gấu…). Lưu ý một bài văn hay một câu chuyện kể bao giờ cũng có mục tiêu – nghĩa là để khái quát nên một điều gì đó.
Việc này cần định hướng dần dần và có thể chỉ nhuần nhuyền khi lên đến THPT , còn ở TH miễn là con kể được một câu chuyện có nhân vật, có hành động, sự kiện, chi tiết, rút ra được ý nghĩa cơ bản và khá sinh động là tốt rồi. Trong một bài văn kể chuyện thông thường cũng không nên ôm đồm quá, liệt kê tất cả các chi tiết, sự kiện, mà chỉ nên kể vài chi tiết, sự kiện chọn lọc và nên giúp con định hình từ đầu.
Để con có thể kể chuyện dễ dàng hơn, bố mẹ cũng nên thường xuyên kể chuyện cho con nghe.
{ads_vuong}
3. Kể thế nào?
Có nhân vật, cốt truyện rồi, thì rõ ràng phải kể làm sao cho sinh động, hấp dẫn, người đọc, người nghe có thể nắm bắt được:
– Phải có thời gian và địa điểm.
– Bài văn nên có nhiều động từ và tính từ, nhiều liên tưởng, so sánh – dùng các biện pháp tu từ.
– Tình cảm, cảm xúc rõ ràng:
– Bài kể chuyện thành công, không chỉ là đầy đủ Mở bài, thân bài, kết luận như sách dạy, mà quan trọng nhất, nó phải sinh động, hấp dẫn, khiến người đọc người nghe tin là thật và chuyển tải được ý nghĩa nào đó.
Ngoài những điều trên, đương nhiên, với kể chuyện, thì trí tưởng tượng, liên tưởng, trải nghiệm thực tế, đọc sách là những điều cần thiết để tạo nên “chất liệu” cho bài văn kể chuyện, đúng như câu thành ngữ nói “có bột mới gột nên hồ”.
{ads_ngang}