17 phương pháp sáng tạo dạy học
Nội dung chính
- 1.Giới thiệu chung
- 2. Một số khái niệm:
- 3. Mục đích của dạy học tích cực:
- • Trách nhiệm giải trình và khả năng thích nghi – Thực hiện bổn phận cá nhân và linh động trong các hoàn cảnh cụ thể, ở nơi làm việc và với cộng đồng; đặt ra và đáp ứng các tiêu chuẩn và mục tiêu cao cho bản thân và cho người khác, chấp nhận những điều chưa rõ ràng.
- • Các kỹ năng giao tiếp – Hiểu, quản lý và tạo ra mối quan hệ giao tiếp nói, viết và đa phương tiện hiệu quả dưới nhiều hình thức và bối cảnh khác nhau.
- • Tính sáng tạo và ham hiểu biết tri thức – Phát triển, thực hiện và trao đổi các ý tưởng mới với người khác, luôn cởi mở và đáp ứng tích cực với ý tưởng mới và đa dạng.
- • Tư duy phản biện và tư duy hệ thống – Sử dụng lập luận có cơ sở để hiểu và thực hiện những lựa chọn phức tạp, hiểu mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống. • Các kỹ năng xử lý thông tin và truyền thông – Phân tích, tra cứu, quản lý, tích hợp, đánh giá và tạo ra thông tin bằng nhiều hình thức và phương tiện truyền thông khác nhau.
- • Những kỹ năng giao tiếp và cộng tác – Thể hiện tinh thần làm việc đồng đội và khả năng lãnh đạo; thích nghi với các vai trò và trách nhiệm khác nhau; làm việc với người khác một cách hiệu quả; biết cảm thông; tôn trọng các ý kiến đa dạng.
- • Nhận biết, hệ thống hóa và giải quyết vấn đề – Có khả năng hệ thống hóa, phân tích và giải quyết vấn đề.
- • Tự định hướng – Nắm được những nhu cầu hiểu biết và học tập của chính mình, xác định được các nguồn tài nguyên thích hợp, biết chuyển kiến thức, kỹ năng từ lĩnh vực đã biết thành nền tảng để khám phá lĩnh vực mới.
- • Trách nhiệm xã hội – Luôn ứng xử có trách nhiệm, quan tâm đến cộng đồng lớn hơn; chứng tỏ lối cư xử đạo đức trong những bối cảnh riêng tư, ở nơi làm việc và trong cộng đồng.
- 4. Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực là như thế nào?
1.Giới thiệu chung
Luật Giáo dục năm 2005 nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực (Luật giáo dục 2005 – điều 28). Trong việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực thì phương pháp học của học sinh là mối quan tâm hàng đầu. Từ đó, vấn đề quan trọng không chỉ là “Học sinh nên biết gì” mà thêm vào đó là “Điều gì xảy ra với học sinh” khi các em tham gia vào quá trình học tập.
Giáo viên cần quan tâm đến quá trình học tập, đến việc xây dựng kiến thức của người học. Khi lấy người học làm trung tâm, giáo viên cần xác định thế nào là quá trình học tập hiệu quả nhất. Trên cơ sở đó, giáo viên điều chỉnh các hoạt động dạy học sao cho phù hợp với năng lực, sở thích và nhu cầu của người học. Điều này đòi hỏi giáo viên có một cách nhìn nhận mới, cách suy nghĩ mới về công việc, về mối quan hệ của giáo viên với học sinh và những vấn đề liên quan.
2. Một số khái niệm:
Phương pháp dạy học (PPDH) là khái niệm cơ bản của lý luận dạy học, nhưng đến nay vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và thống nhất trong cách định nghĩa, phân loại cũng như xác định mô hình cấu trúc của PPDH.
Khái niệm PPDH có thể hiệu theo nghĩa rộng là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt được mục tiêu dạy học.
Các nghiên cứu về lý luận dạy học thường đề cập đến 3 cấp độ của PPDH: Quan điểm dạy học (QĐDH) – Phương pháp dạy học – Kỹ thuật dạy học (KTDH).
Quan điểm dạy học:
Là những định hướng tổng thể cho các hành động phương pháp, trong đó có sự kết hợp giữa nguyên tắc dạy học làm nền tảng, những cơ sở lý thuyết của lý luận dạy học đại cương hay chuyên ngành, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những định hướng mang tính chiến lược dài hạn, có tính cương lĩnh, là mô hình lý thuyết của PPDH.
Tuy nhiên các quan điểm dạy học MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG chưa đưa ra những mô hình hành động cũng như những hình thức xã hội cụ thể của phương pháp.
Phương pháp dạy học (PPDH):
Khái niệm PPDH ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là các PPDH, các mô hình hành động cụ thể. PPDH cụ thể là những cách thức hành động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể. PPDH cụ thể bao gồm những phương pháp chung cho nhiều môn và các phương pháp đặc thù bộ môn.
Bên cạnh các phương pháp truyền thống quen thuộc như thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, có thể kể một số phương pháp khác như: phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp học tập theo tra cứu, phương pháp dạy học dự án…
Kỹ thuật dạy học (KTDH):
Là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập. Bên cạnh các KTDH thường dùng, có thể kể đến một số KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: Kỹ thuật công não, kỹ thuật thông tin phản hồi, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật tia chớp…
Tuy nhiên, việc phân định cấp độ chỉ mang tính tương đối, mối quan hệ trên có thể được thể hiện qua sơ đồ sau:
3. Mục đích của dạy học tích cực:
Tổ chức dạy học tích cực nhằm xây dựng môi trường giúp học sinh có thể:
Tuy nhiên, trên thực tế, không có phương pháp nào là phương pháp hoàn toàn thụ động hay hoàn toàn tích cực, cũng như không có phương pháp nào là tối ưu.
Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống, mà vấn đề là giáo viên có bản lĩnh nghề nghiệp, phối hợp khéo léo các phương pháp, kỹ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh, giúp các em được rèn luyện tốt các kỹ năng của người học sinh thời hiện đại, đó là:
• Trách nhiệm giải trình và khả năng thích nghi – Thực hiện bổn phận cá nhân và linh động trong các hoàn cảnh cụ thể, ở nơi làm việc và với cộng đồng; đặt ra và đáp ứng các tiêu chuẩn và mục tiêu cao cho bản thân và cho người khác, chấp nhận những điều chưa rõ ràng.
• Các kỹ năng giao tiếp – Hiểu, quản lý và tạo ra mối quan hệ giao tiếp nói, viết và đa phương tiện hiệu quả dưới nhiều hình thức và bối cảnh khác nhau.
• Tính sáng tạo và ham hiểu biết tri thức – Phát triển, thực hiện và trao đổi các ý tưởng mới với người khác, luôn cởi mở và đáp ứng tích cực với ý tưởng mới và đa dạng.
• Tư duy phản biện và tư duy hệ thống – Sử dụng lập luận có cơ sở để hiểu và thực hiện những lựa chọn phức tạp, hiểu mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống. • Các kỹ năng xử lý thông tin và truyền thông – Phân tích, tra cứu, quản lý, tích hợp, đánh giá và tạo ra thông tin bằng nhiều hình thức và phương tiện truyền thông khác nhau.
• Những kỹ năng giao tiếp và cộng tác – Thể hiện tinh thần làm việc đồng đội và khả năng lãnh đạo; thích nghi với các vai trò và trách nhiệm khác nhau; làm việc với người khác một cách hiệu quả; biết cảm thông; tôn trọng các ý kiến đa dạng.
• Nhận biết, hệ thống hóa và giải quyết vấn đề – Có khả năng hệ thống hóa, phân tích và giải quyết vấn đề.
• Tự định hướng – Nắm được những nhu cầu hiểu biết và học tập của chính mình, xác định được các nguồn tài nguyên thích hợp, biết chuyển kiến thức, kỹ năng từ lĩnh vực đã biết thành nền tảng để khám phá lĩnh vực mới.
• Trách nhiệm xã hội – Luôn ứng xử có trách nhiệm, quan tâm đến cộng đồng lớn hơn; chứng tỏ lối cư xử đạo đức trong những bối cảnh riêng tư, ở nơi làm việc và trong cộng đồng.
4. Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực là như thế nào?
Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực chính là phát huy được tính tích cực trong nhận thức của học sinh. Trong dạy học tích cực, học sinh là chủ thể của mọi hoạt động, giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn. Sự chuyển biến về hoạt động trong lớp học có thể thể hiện qua sơ đồ sau:
Hoạt động của giáo viên và học sinh trong dạy học tích cực được thể hiện ở sơ đồ sau:
Xem thêm
Download: 17 phương pháp sáng tạo dạy học