Soạn văn: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 8, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH SIÊU NGẮN
Giới thiệu một danh lam thắng cảnh
Đọc bài giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn (trang 33, 34 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Bài giới thiệu đã giúp em hiểu biết những gì về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn ?
Trả lời:
Bài giới thiệu cung cấp hiểu biết về:
– Lịch sử ra đời Hồ Hoàn Kiếm
– Câu chuyện về những tên gọi khác nhau của hồ Hoàn Kiếm
– Lịch sử và kiến trúc của đền Ngọc Sơn
– Nguồn gốc Tháp Bút, Tháp Rùa, Bờ Hồ
Câu 2: Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy, cần có những kiến thức gì ?
Trả lời:
Muốn viết một bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy, cần có những kiến thức về địa lí, lịch sử, văn hóa, kiến trúc…
Câu 3: Làm thế nào để có kiến thức về một danh lam thắng cảnh ?
Trả lời:
Để có kiến thức về một danh lam thắng cảnh cần: Tìm hiểu các tri thức về danh thắng đó qua quan sát thực tế, sách báo, tạp chí, nhà nghiên cứu…về thắng cảnh đó.
Câu 4: Bài viết được sắp xếp theo bố cục, trình tự nào ? Theo em, bài này có thiếu sót gì về bố cục ?
Trả lời:
Bài viết trên được bố cục như sau :
– Giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm.
– Giới thiệu về Đển Ngọc Sơn, Tháp Bút, cầu Thê Húc.
– Giới thiệu về Bờ Hồ.
Bài này còn thiếu sót về bố cục, thiếu phần mở bài, kết bài.
Câu 5: Phương pháp thuyết minh ở đấy là gì ?
Trả lời:
Phương pháp thuyết minh ở đây: phân tích, liệt kê.
Luyện tập
Câu 1: Lập lại bố cục bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn một cách hợp lí.
Trả lời:
Mở bài : Giới thiệu Hồ Gươm là một thắng cảnh của Thủ đô Hà Nội.
Thân bài : – Giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm.
– Giới thiệu về Đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa.
– Giới thiệu sinh hoạt quanh bờ hồ.
Kết bài : Nêu cảm nghĩ trước thắng cảnh Hồ Gươm
Câu 2: Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp thứ tự giới thiệu như thế nào ?
Trả lời:
– Giới thiệu theo trình tự từ xa tới gần, từ ngoài vào trong thì có thể sắp xếp theo thứ tự:
+ Giới thiệu chung về hai thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
+ Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm:
+ Diện tích của hồ
+ Đặc điểm màu nước của hồ
+ Lịch sử của hồ
+ Cảnh vật xung quanh hồ
– Giới thiệu đền Ngọc Sơn:
+ Vị trí của đền Ngọc Sơn
+ Lịch sử hình thành đền Ngọc Sơn
+ Quang cảnh của đền
– Giới thiệu về Tháp Rùa:
+ Vị trí Tháp Rùa
+ Lịch sử hình thành Tháp Rùa
+ Quang cảnh đặc Tháp Rùa
Câu 3: Nếu viết lại bài này theo bố cục ba phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của di tích, thắng cảnh ?
Trả lời:
Mở bài : Giới thiệu Hồ Gươm là một thắng cảnh của Thủ đô Hà Nội.
Thân bài : – Giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm.
+ Là một đoạn cũ của dòng sông Hồng, hồ có đến vài nghìn tuổi.
+ Trước đó có tên là hồ Lục Thủy
+ Thế kỉ XV có tên Hoàn Kiếm, gắn với sự tích trả gươm thần.
+ Cuối cùng gọi tên hồ là Thủy Quân
– Giới thiệu về Đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa.
Đền Ngọc Sơn:
+ Từng là Điếu Đài- nơi vua tới câu cá
+ Thời chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy ở đảo Ngọc làm nơi hóng gió.
+ Đền có ba nếp
Tháp Rùa:
+ Hình thành từ cuối thế kỉ XIX
+ Từ thờ Phật chuyển thành nơi thờ thánh Văn Xương và Đức Thánh Trần
+ Nguyễn Siêu sửa sang lại và tạc lên thân tháp chữ Tả Thanh Thiên
– Giới thiệu sinh hoạt quanh bờ hồ.
+ Bờ Hồ là nơi dạo chơi, hội họp, lễ Tết hằng năm.
Kết bài : Nêu cảm nghĩ trước thắng cảnh Hồ Gươm
Câu 4: Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội”. Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình ?
Trả lời:
Câu thơ gọi Hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội” có thể đưa vào phần mở bài hoặc đưa vào phần đầu tiên của đoạn văn giới thiệu Hồ Gươm.
2. SOẠN VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH HAY NHẤT
Soạn văn: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
I. GIỚI THIỆU MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
Câu 1 (SGK Ngữ văn 8 tập 2 trang 34):
Bài viết giúp ta hiểu thêm về lịch sử, cấu trúc và một vài nét về cảnh vật của hồ Hoàn Kếm và đền Ngọc Sơn.
Câu 2 (SGK Ngữ văn 8 tập 2 trang 34):
Cần phải có những hiểu biết về văn hoá, lịch sử, địa lí,…
Câu 3 (SGK Ngữ văn 8 tập 2 trang 34):
Phải đọc sách, tra cứu, hỏi han,…
Câu 4 (SGK Ngữ văn 8 tập 2 trang 34):
– Bài viết được sắp xếp theo thứ tự:
+ Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm.
+ Giới thiệu đền Ngọc Sơn.
– Xét về bố cục, bài này thiếu phần mở bài.
Câu 5 (SGK Ngữ văn 8 tập 2 trang 34):
Phương pháp thuyết minh chủ yếu được sử dụng ở đây là phương pháp miêu tả và giải thích.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1 (SGK Ngữ văn 8 tập 2 trang 35):
Có thể lập lại bố cục của bài thuyết minh về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn như sau:
Mở bài : Giới thiệu chung về thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
Thân bài : Đoạn 1 : giới thiệu hồ Hoàn Kiếm
Đoạn 2 : giới thiệu đền Ngọc Sơn
Kết bài : Nói chung về khu vực Bờ Hồ
Câu 2 (SGK Ngữ văn 8 tập 2 trang 35):
Muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp thứ tự giới thiệu như sau :
– Giới thiệu các phố, các công trình ven bờ hồ (Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ. Các công trình ven bờ hồ có thể kể Plaza Tràng Tiền, Bưu điện, Uỷ ban Nhân dân thành phố, đền Bà Kiệu, tượng đài quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, Nhà hát múa rối, Nhà hàng Thuỷ tạ…).
– Giới thiệu các công trình kiến trúc xưa : Đài Nghiên, tháp Bút, Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn…
Câu 3 (SGK Ngữ văn 8 tập 2 trang 35):
Nếu viết lại bài này theo bố cục ba phần, có thể chọn những chi tiết sau:
– Chi tiết thể hiện giá trị lịch sử: từ tên gọi cũ (Lục Thuỷ) đến tên gọi hiện nay (theo sự tích Lê Lợi trả gươm).
– Chi tiết thể hiện giá trị văn hoá: các truyền thuyết đời Lê Thánh Tông, đời Vĩnh Hựu kể về Điếu Đài, về cung Khánh Thuỵ, về chùa Ngọc Sơn (sau là đền Ngọc Sơn). Tiếp đó có thể chọn các chi tiết về việc xây Tháp Bút, dựng Đài Nghiên…
Câu 4 (SGK Ngữ văn 8 tập 2 trang 35):
Câu của nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội” có thể sử dụng ở nhiều vị trí: trong phần mở bài, giới thiệu chung và hồ Gươm và đền Ngọc Sơn hay ở phần thân bài, ngay đầu đoạn 1 khi giới thiệu về hồ Gươm. Nhưng lại cũng có thể dùng để kết đoạn 1, trước khi chuyển sang đoạn 2, giới thiệu về đền Ngọc Sơn.
Soạn văn: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
I. GIỚI THIỆU MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
Câu 1 (SGK Ngữ văn 8 tập 2 trang 34):
+ Lịch sử hình thành của hồ Hoàn Kiếm (ban đầu là một nhánh sông Hồng)
+ Hồ với nhiều tên gọi khác nhau trải qua chiều dài lịch sử.
+ Lịch sử và kiến trúc của đền Ngọc Sơn
+ Bên cạnh đó là những danh lam thắng cảnh như Đài Nghiên, Tháp Rùa, Tháp Bút.
Câu 2 (SGK Ngữ văn 8 tập 2 trang 34):
+ Sự quan sát và trải nghiệm thực tiễn
+ Tìm hiểu kiến thức thông qua sách vở, lịch sử, tích truyện dân gian, truyền thống văn hóa của vùng đất được thuyết minh.
→ Kết hợp hai nguồn kiến thức trên để bài viết sinh động, chân thực, có chiều sâu.
Câu 3 (SGK Ngữ văn 8 tập 2 trang 34):
– Đến trực tiếp tham quan, tìm hiểu, nghe hướng dẫn viên thuyết minh, tự quan sát, ghi chép tỉ mỉ
– Tìm đọc tài liệu liên quan tới danh lam thắng cảnh đó.
– Khảo sát, tìm hiểu thông tin từ những người sống lâu năm ở gần danh lam thắng cảnh đó.
Câu 4 (SGK Ngữ văn 8 tập 2 trang 34):
+ Giới thiệu về đền hồ, đền và kết thúc bằng sự liên hệ những danh lam khác
+ Phần giới thiệu đền Ngọc Sơn trình bày không theo trình tự nhất định: Tháp Rùa → đền → các công trình địa danh bên ngoài khác.
Câu 5 (SGK Ngữ văn 8 tập 2 trang 34):
Phương pháp thuyết minh ở đây: phân tích, liệt kê
II. LUYỆN TẬP
Câu 1 (SGK Ngữ văn 8 tập 2 trang 35):
Bố cục bài giới thiệu hồ Hoàn Kiếm:
– Mở bài: Giới thiệu chung về hai thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
– Thân bài:
+ Giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm
+ Giới thiệu đền Ngọc Sơn
– Kết bài: Giới thiệu về các danh lam thắng cảnh xung quanh hồ.
Câu 2 (SGK Ngữ văn 8 tập 2 trang 35):
– Có thể sắp xếp lại trình tự giới thiệu về bài viết như sau:
+ Giới thiệu chung về hai thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
+ Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm:
+ Diện tích của hồ
+ Đặc điểm màu nước của hồ
+ Lịch sử của hồ
+ Cảnh vật xung quanh hồ
– Giới thiệu đền Ngọc Sơn:
+ Vị trí của đền Ngọc Sơn
+ Lịch sử hình thành đền Ngọc Sơn
+ Quang cảnh của đền
– Giới thiệu về Tháp Rùa:
+ Vị trí Tháp Rùa
+ Lịch sử hình thành Tháp Rùa
+ Quang cảnh đặc sắc xung quanh Tháp Rùa
Câu 3 (SGK Ngữ văn 8 tập 2 trang 35):
Khi viết lại bố cục bài này, chọn các chi tiết tiêu biểu làm nổi bật giá trị lịch sử văn hóa của di tích, thắng cảnh:
– Chi tiết về lịch sử hình thành hồ:
+ Là một đoạn cũ của dòng sông Hồng, hồ có đến vài nghìn tuổi.
+ Trước đó có tên là hồ Lục Thủy
+ Thế kỉ XV có tên Hoàn Kiếm, gắn với sự tích trả gươm thần.
+ Cuối cùng gọi tên hồ là Thủy Quân
– Chi tiết về lịch sử hình thành đền Ngọc Sơn
+ Từng là Điếu Đài- nơi vua tới câu cá
+ Thời chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy ở đảo Ngọc làm nơi hóng gió.
+ Đền có ba nếp
– Chi tiết về lịch sử hình thành Tháp Rùa:
+ Từ thờ Phật chuyển thành nơi thờ thánh Văn Xương và Đức Thánh Trần
+ Nguyễn Siêu sửa sang lại và tạc lên thân tháp chữ Tả Thanh Thiên
– Cảnh hiện nay:
+ Bờ Hồ là nơi dạo chơi, hội họp, lễ Tết hằng năm.
Câu 4 (SGK Ngữ văn 8 tập 2 trang 35):
– Câu thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội được đưa vào phần đầu tiên của đoạn văn giới thiệu Hồ Gươm.
– Cũng có thể đặt câu thơ nước ngoài đó ở cuối đoạn giới thiệu về Hồ Gươm trước khi chuyển sang đoạn giới thiệu về đền Ngọc Sơn.