Soạn văn: Ôn tập truyện kí Việt Nam
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 8, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “ Ôn tập truyện kí Việt Nam”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM
Câu 1: Lập bảng thống kê văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu lớp 8
Trả lời:
Tên văn bản, tác giả (1) | Thể loại (2) | Phương thức biểu đạt (3) | Nội dung chủ yếu (4) | Đặc sắc nghệ thuật (5) |
Tôi đi học (Thanh Tịnh) | Truyện ngắn | Tự sự | Những kỉ niệm, cảm xúc về ngày đầu tiên đi học | Lời văn giàu chất trữ tình, những hình ảnh so sánh, miêu tả độc đáo |
Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) | Hồi kí (trích) | Tự sự (có xen trữ tình) | Nỗi đau của đứa bé mồ côi và tình yêu thương của mẹ bé | Lời văn giàu chất trữ tình, khắc họa tâm lí nhân vật sâu sắc, có chiều sâu |
Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) | Tiểu thuyết (trích) | Tự sự | Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn | Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tình huống truyện độc đáo |
Lão Hạc (Nam Cao) | Truyện ngắn (trích) | Tự sự (có xen yếu tố trữ tình) | Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý, tiềm tàng của họ | Nhân vật được miêu tả sâu về tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, vừa linh hoạt, vừa đậm tính chất trữ tình |
Câu 2: So sánh nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2, 3 và 4.
Trả lời:
a, Những điểm giống nhau
Đều là những văn bản tự sự, truyện kí Việt Nam hiện đại
– Chan chứa tinh thần nhân đạo: Ca ngợi, trân trọng tình cảm tốt đẹp, những phẩm chất tốt đẹp của con người; tố cáo những gì xấu xa, tàn ác, tầng lớp thống trị chà đạp lên cuộc sống của con người
– Cách thể hiện chân thực, sinh động, mới mẻ.
– Phong cách nhà văn thể hiện rõ nét, nổi trội với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
b, Những điểm khác nhau
– Thể loại: Nguyên Hồng viết thể hồi kí, Ngô Tất Tố viết tiểu thuyết, Nam Cao viết truyện ngắn
– Nhân vật: Nguyên Hồng viết về trẻ thơ và người phụ nữ. Nam Cao viết về ông lão nông dân, Ngô Tất Tố viết về người phụ nữ nông dân.
– Mỗi tác phẩm khai thác những phẩm chất riêng của con người:
+ Nhân vật Hồng có tình cảm thương mẹ rất sâu sắc.
+ Nhân vật chị Dậu vừa giàu lòng thương chồng con và có sức phản kháng tiềm tàng
+ Nhân vật lão Hạc vừa thương con, vừa có tâm hồn trong sáng, nhân cách cao cả.
Câu 3: Trong mỗi văn bản của các bài 2, 3, 4 kể trên, em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?
Trả lời:
Ví dụ:
Nhân vật Chị Dậu là nhân vật em yêu thích. Vì:
Nhân vật này có tình yêu thương chồng con vô bờ bến. Chị nhẫn nhịn, khẩn thiết cầu xin, lạy lục bọn Cai lệ để bọn chúng tha cho anh Dậu. Nhưng cũng sẵn sàng phản kháng, đánh lại bọn chúng khi gia đình gặp nguy khốn, khi nhân phẩm bị chà đạp. Đó là hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam thời kì trước cách mạng tháng Tám.
2. SOẠN VĂN LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ HAY NHẤT
Soạn văn: Ôn tập truyện kí Việt Nam (chi tiết)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
Câu 1:
Lập bảng thống kê văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu lớp 8
Tên văn bản | Tác giả | Năm tác phẩm ra đời | Thể loại | Nội dung chủ yếu | Đặc sắc nghệ thuật |
1. Tôi đi học | Thanh Tịnh (1911 – 1988) | 1941 | Truyện | Những cảm giác trong sáng về những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên | Giàu chất thơ, chất trữ tình |
2. Trong lòng mẹ | Nguyên Hồng (1918 – 1982) | 1938 | Hồi kí | Nỗi đau và tình yêu vô bờ của bé Hồng đối với mẹ | Giàu chất trữ tình, giàu cảm xúc |
3. Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn) | Ngô Tất Tố (1893 – 1954) | 1937 | Tiểu thuyết | Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của người nông dân. Bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời | Khác họa nhân vật rõ nét. Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động, ngôn ngữ đặc sắc |
4. Lão Hạc | Nam Cao (1915-151) | 1943 | Truyện ngắn | Tình cảnh khốn cùng và nhân phẩm cao quý của Lão Hạc. | Kể chuyện đặc sắc, khắc họa nhân vật tài tình, ngôn ngữ sinh động, giàu ấn tượng. |
Câu 2:
So sánh nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2, 3 và 4.
Trả lời:
a) Giống nhau:
– Đều là văn tự sự, đều được xếp vào truyện kí hiện đại (sáng tác vào thời kì 1930-1945).
– Cùng có đề tài con người và cuộc sống đương thời của tác giả đều đi sâu miêu tả số phận của những con người bị dập vùi, cực khổ.
– Đều chan chứa tinh thần nhân đạo.
– Đều có lối viết chân thực gắn với đời sống, bút pháp hiện thực sinh động.
(Đây cũng là những đặc điểm chung nhất của dòng văn xuôi hiện thực trước Cách mạng của ta).
b) Khác nhau
Tên văn bản | Thể loại | Phương thức biểu đạt | Nội dung chủ yếu | Đặc sắc nghệ thuật |
Trong lòng mẹ | Hồi kí (trích) | Tự sự (có trữ tình) | Nỗi đau của bé Hồng, một đứa bé mồ côi cha và tình yêu thương của đứa bé dành cho mẹ | Văn chân thực, trữ tình thiết tha |
Tức nước vỡ bờ | Tiểu thuyết (trích) | Tự sự | Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn | Khắc họa nhân vật và miêu tả hiện thực, một cách chân thực, sinh động |
Lão Hạc | Truyện ngắn (trích) | Tự sự xen trữ tình | Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ | Nhân vật được đào sâu tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt đậm chất triết lí và trữ tình. |
Câu 3:
Trong mỗi văn bản của các bài 2, 3, 4 kể trên, em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?
Trả lời:
– Nhân vật lão Hạc:
+ Tình yêu thương con tha thiết.
+ Giàu nhân cách và lòng tự trọng.
– Nhân vật chị Dậu:
+ Yêu chồng thương con
+ Sức sống tiềm tàng mãnh liệt.
– Bé Hồng: tình yêu mẹ tha thiết, mãnh liệt.
Từ những gợi ý trên học sinh lựa chọn nhân vật yêu thích nhất để viết cảm nhận.
Soạn văn: Ôn tập truyện kí Việt Nam (hay nhất)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
Bài 1 ( trang 104 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm học theo mẫu sau:
Tên văn bản, tác giả | Thể loại | Phương thức biểu đạt | Nội dung chủ yếu | Đặc sắc nghệ thuật |
Tôi đi học – Thanh Tịnh | Truyện ngắn | Tự sự xen miêu tả và biểu cảm | Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên của mình. | Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh độc đáo. Điểm nhìn trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng. |
Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng | Hồi kí | Tự sự xen miêu tả và biểu cảm. | Tình yêu thương mẹ sâu sắc và niềm hạnh phúc vô bờ khi được ở trong lòng mẹ. | Miêu tả chân thực, so sánh tiêu biểu, lời văn tha thiết, cảm động. |
Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố. | Tiểu thuyết | Tự sự xen miêu tả và biểu cảm. | Tố cáo tội ác của xã hội thực dân phong kiến. Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mạnh mẽ của chị Dậu. | Khắc họa nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực, sinh động. |
Lão Hạc – Nam Cao | Truyện ngắn | Tự sự xen miêu tả và biểu cảm. | Số phận đau khổ, bế tắc của Lão Hạc – người nông dân nghèo có lòng tự trọng, giàu lòng vị tha, trong sạch, đáng kính. | Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lí sâu sắc, cách kể chuyện tự nhiên linh hoạt vừa chân thực vừa đậm chất triết lí và trữ tình. |
Bài 2 ( trang 104 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
a, Những điểm giống nhau
Đều là những văn bản tự sự, truyện kí Việt Nam hiện đại (được sáng tác vào thời kì 1930-1945)
– Đề tài chủ yếu về cuộc sống và con người cùng thời với tác giả
– Đều đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập.
– Đều chan chứa tinh thần nhân đạo: yêu thương, trân trọng những tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ, tố cáo những gì xấu xa, tàn ác, chà đạp lên cuộc sống của những người bình thường
– Ca ngợi, trân trọng tình cảm tốt đẹp, phẩm chất tốt đẹp của con người.
– Được viết bằng ngòi bút chân thực, hiện đại, phản ánh được những khía cạnh đặc sắc của cuộc sống.
b, Những điểm khác nhau
– Thể loại: Nguyên Hồng viết thể hồi kí, Ngô Tất Tố viết tiểu thuyết, Nam Cao viết truyện ngắn
– Nhân vật: Nguyên Hồng viết về trẻ thơ và người phụ nữ. Nam Cao viết về ông lão nông dân, Ngô Tất Tố viết về người phụ nữ nông dân.
Bài 3 ( trang 104 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
Trong tất cả những nhân vật văn học tôi thích nhất nhân vật lão Hạc vì nhân cách thanh sạch, phẩm chất tự trọng và tấm lòng yêu thương con tha thiết. Lão nông hiền lành đó thà chấm dứt cuộc đời nghèo khổ của mình để bảo toàn danh dự và nhân phẩm còn hơn tha hóa và bán rẻ lương tâm. Lão xót thương khi bất lực không lo nổi đám cưới cho con trai, lão khóc như con nít, tự dằn vặt mình chỉ vì bán một con chó, lão sợ ăn phạm vào những đồng tiền để dành cho con… Chính xã hội thực dân phong kiến đã đẩy lão tới cái chết dữ dội. Lão Hạc là một trong những điển hình tiêu biểu về hình tượng người nông dân hiền lành, chất phác, trong sạch và tự trọng. Và truyện ngắn lão Hạc cũng để lại nhiều ám ảnh về số kiếp con người, số phận của người nông dân trong xã hội cũ …