Soạn văn: Làm thơ bảy chữ
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 8, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “ Làm thơ bảy chữ”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN LÀM THƠ BẢY CHỮ
Chuẩn bị ở nhà
Khái niệm và phạm vi luyện tập
Xem lại bài thuyết minh thể thơ thuyết minh đã học
Nhận xét
– Số câu số chữ : 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
– Cách ngắt nhịp : 4 /3 (phổ biến)
– Gieo vần : vần chân ở cuối các câu 1, 2, 4
– Luật bằng trắc:
a, B B B T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
b, B T B B T T B
T B B T T B B
T B T T B B T
T T B B T T B
c, B B T T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
B B B T T B B
Một số bài thơ bảy chữ đã học
– Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương); Qua đèo ngang (bà Huyện Thanh Quan), Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến); Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà)
Hoạt động trên lớp
Nhận diện luật thơ
a, Chiều hôm thằng bé / cưỡi trâu về,
Nó ngẩng đầu lên / hớn hở nghe.
Tiếng sáo diều cao / vòi vọi rót,
Vòm trời trong vắt / ánh pha lê.
– Các tiếng gieo vần : “e” vần “ê”
– Mối quan hệ bằng trắc :
+ Đối ở chữ thứ 2, 4, 6 của cặp câu 1-2, 3-4.
+ Niêm ở chữ thứ 2, 4, 6 của cặp câu 2-3.
b, – Bài thơ bị chép sai ở hai chỗ : + Sau “Ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy. Dấu phẩy ở vị trí này khiến cho nhịp đọc bị sai (nhịp 4/3 chứ không phải 3/4).
+ Tiếng “xanh” bị chép sai (bản gốc là tiếng “lè”) nên vần “anh” trong tiếng này không hợp với vần “e” trong tiếng “che” ở trên.
– Sửa lại : bỏ dấu phẩy, thay “xanh” bằng “lè”.
Tập làm thơ
a, Cần phải chú ý luật bằng trắc của hai câu thơ này :
B B T T B B T
T T B B T T B
b, Luật của hai câu tiếp sẽ là:
T T B B B T T
B B T T T B B
2. SOẠN VĂN LÀM THƠ BẢY CHỮ CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN LÀM THƠ BẢY CHỮ HAY NHẤT
Soạn văn: Làm thơ bảy chữ (chi tiết)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
I- Chuẩn bị ở nhà
1- Nhận diện luật thơ
+ Thơ bảy chữ cổ thể (thơ cổ phong)- thất ngôn có hình thức đối tự do
+ Thất ngôn Đường luật ( 8 câu 7 chữ) và thất ngôn tứ tuyệt ( bốn câu 7 chữ) có niêm luật chặt chẽ
+ Thơ bảy chữ hiện đại tự do, linh hoạt
2- Nhịp trong thơ thường là 4/3 hoặc 2/2/3
3- Vần trong thơ bảy chữ
+ Có thể các vần chính trùng hoàn toàn nhau
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vấn giữ tấm lòng son.
+ Vần thông, có thể không trùng nhau hoàn toàn
Đi, bạn ơi, đi! Sống đủ đầy
Sống trào sinh lực, bốc men say.
+ Vần có thể bằng, cũng có thể trắc.
Mẹ ơi! Chiếc áo con đã rách
Con biết làm sao trở lại nhà
Để mẹ và giùm? Con thấy lạnh
Gió lùa nỗi nhớ thấm vào da.
4- Sưu tập một số bài thơ 7 chữ để chép vào vở
– Những bài thơ bảy chữ như Cảnh khuya ( Hồ Chí Minh), Qua Đèo Ngang ( Bà Huyện Thanh Quan), bạn đến chơi nhà ( Nguyễn Khuyến)…
Bạn đến chơi nhà
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta.
II -Hoạt động trên lớp
1- Nhận diện luật thơ
a, Hãy đọc, gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài thơ.
Trả lời:
Chiều
Chiều hôm/ thằng bé/ cưỡi trâu về
Nó ngẩng đầu lên/ hớn hở nghe
Tiếng sáo/ diều cao/ vòi vọi rót,
Vòm trời trong vắt/ ánh pha lê
b,Sửa lại bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ
Trả lời:
Trong túp lều tranh cánh liếp che
Ngọn đèn mờ, tỏa ánh sáng xanh lè
Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng
Như bước thời gian đếm quãng khuya.
– Từ “xanh xanh” được sửa thành “ xanh lè” bởi tiếng cuối cùng câu thứ hai phải vần với tiếng cuối cùng thứ nhất.
2- Tập làm thơ
a, Hãy viết tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã giấu đi.
Trả lời:
Tôi thấy người ta có bảo rằng:
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!
Một mình buồn bã trông với ngóng
Hướng xuống dương gian nỗi nhớ nhà.
b, Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý của mình.
Trả lời:
Vui sao ngày đã chuyển sang hè,
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve
Nét mực tím giấu bàn tay mùa hạ
Lướt ngang trời bầy chim sẻ vừa qua
Soạn văn: Làm thơ bảy chữ (hay nhất)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
I- Chuẩn bị ở nhà
II-Hoạt động trên lớp
1- Nhận diện luật thơ
+ Thơ bảy chữ cổ thể (thơ cổ phong)- thất ngôn có hình thức đối tự do
+ Thất ngôn Đường luật ( 8 câu 7 chữ) và thất ngôn tứ tuyệt ( bốn câu 7 chữ) có niêm luật chặt chẽ
+ Thơ bảy chữ hiện đại tự do, linh hoạt
2-Nhịp trong thơ thường là 4/3 hoặc 2/2/3
3- Vần trong thơ bảy chữ
+ Có thể các vần chính trùng hoàn toàn nhau
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vấn giữ tấm lòng son.
+ Vần thông, có thể không trùng nhau hoàn toàn
Đi, bạn ơi, đi! Sống đủ đầy
Sống trào sinh lực, bốc men say.
+ Vần có thể bằng, cũng có thể trắc.
Mẹ ơi! Chiếc áo con đã rách
Con biết làm sao trở lại nhà
Để mẹ và giùm? Con thấy lạnh
Gió lùa nỗi nhớ thấm vào da.
4-Sưu tập một số bài thơ 7 chữ để chép vào vở
– Những bài thơ bảy chữ như Cảnh khuya ( Hồ Chí Minh), Qua Đèo Ngang ( Bà Huyện Thanh Quan), bạn đến chơi nhà ( Nguyễn Khuyến)…
Qua Đèo Ngang
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
II – Hoạt động trên lớp
1- Nhận diện luật thơ
a, Chiều
Chiều hôm/ thằng bé/ cưỡi trâu về
Nó ngẩng đầu lên/ hớn hở nghe
Tiếng sáo/ diều cao/ vòi vọi rót,
Vòm trời trong vắt/ ánh pha lê
b, Sửa lại bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ
Trong túp lều tranh cánh liếp che
Ngọn đèn mờ, tỏa ánh sáng xanh lè
Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng
Như bước thời gian đếm quãng khuya.
– Từ “xanh xanh” được sửa thành “ xanh lè” bởi tiếng cuối cùng câu thứ hai phải vần với tiếng cuối cùng thứ nhất.
2, Tập làm thơ
a,
Tôi thấy người ta có bảo rằng:
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!
Một mình buồn bã trông với ngóng
Hướng xuống dương gian nỗi nhớ nhà.
b,
Vui sao ngày đã chuyển sang hè,
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve
Nét mực tím giấu bàn tay mùa hạ
Lướt ngang trời bầy chim sẻ vừa qua