Soạn văn: Chương trình địa phương (phần văn)
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 8, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Chương trình địa phương (phần văn)”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN) SIÊU NGẮN
Chuẩn bị ở nhà
Câu 1: Các văn bản nhật dụng ở lớp 8 để cập đến những vấn đề gì ?
Trả lời:
Các văn bản nhật dụng ở lớp 8 để cập đến những vấn đề:
– Môi trường: Thông tin về trái đất năm 2000.
– Dân số: Bài toán dân số.
– Bài trừ tệ nạn thuốc lá: Ôn dịch thuốc lá.
Câu 2: Hãy tìm hiểu vài khía cạnh của một trong những vấn đề trên ở quê hương em hoặc nơi em đang sinh sống (thôn, xã, huyện, tỉnh, phường, quận, thị xã, thành phố,…)
Trả lời:
Tự chọn một trong những vấn đề trên để phản ánh một khía cạnh nào đó của vấn đề ngay chính trên quê hương mình.
Ví dụ:
– Môi trường “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”, về tệ nghiện hút thuốc lá, hạn chế gia tăng dân số,…
– Nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa.
– Rác thải ni-lông; ô nhiễm môi trường nước…
-Tệ nạn uống rượu bia, làm mất trật tự xóm ấp…
-Phong trào đền ơn đáp nghĩa.
2. SOẠN VĂN CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN) CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN) HAY NHẤT
Soạn văn: Chương trình địa phương (phần văn) (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
CHUẨN BỊ Ở NHÀ
Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Các văn bản nhật dụng ở lớp 8 đề cập đến những vấn đề:
– Môi trường: Thông tin về trái đất năm 2000
– Dân số: Bài toán dân số
– Bài trừ tệ nạn thuốc lá: Ôn dịch thuốc lá.
Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Tự chọn một trong những vấn đề trên để phản ánh một khía cạnh nào đó của vấn đề ngay chính trên quê hương mình.
Có thể viết về nạn nghiện game online:
“Dạo một vòng quanh các tuyến đường Tuyên Quang, Nguyễn Du, Từ Văn Tư… (Phan Thiết), chúng tôi thấy có khá nhiều điểm kinh doanh internet. Hầu như vào thời điểm tan học và các ngày nghỉ, nhiều em học sinh không về nhà ngay mà “la cà” vào các tiệm internet. Hình ảnh những cậu học trò trên người vẫn còn mặc nguyên bộ đồng phục học sinh mắt dán lên màn hình, miệng văng tục, tay cầm điếu thuốc lá khua lia lịa trên bàn phím nhìn rất phản cảm. Nhiều học sinh vừa ăn, uống vừa chăm chú chơi game online, người chơi thắng thì hò hét vì “hạ” được đối thủ, kẻ thua cuộc thì chửi thề rồi tìm cách “bắn, giết” lại đối phương.
Chuyện học sinh bỏ học chơi game bây giờ không chỉ có ở các em cấp 2, cấp 3 mà nhiều em mới học tiểu học đã hình thành thói quen xấu đó. Từ mê game, nghiện game bạo lực, nghỉ học nhiều, các em còn sa vào con đường phạm tội như ăn cắp vặt, lấy đồ vật trong gia đình đem bán… Một học sinh thường xuyên “cắm chốt” ở tiệm internet cho biết: “Học xong, em ra đây ngồi luôn. Em đang đấu với đối thủ mạnh lắm, về thì uổng vì ít khi có đối thủ ngang tầm, mà ngừng phút nào là bị tụt hạng ngay”. Theo tìm hiểu của chúng tôi, bên trong các tiệm internet đều bán thức ăn, nước giải khát, thẻ game… để phục vụ các game thủ chơi cả ngày và đêm.
Để hạn chế những tác động xấu của game online trong một bộ phận giới trẻ hiện nay, rất cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Cha mẹ cần quan tâm, nhắc nhở con cái thường xuyên, hướng con cái tham gia các hoạt động thể chất, luyện tập thể dục thể thao và các hình thức giải trí lành mạnh. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, để kịp thời chấn chỉnh và xử lý những cơ sở vi phạm về quản lý internet, nhằm ngăn chặn mối nguy hại từ game online”.
Soạn văn: Chương trình địa phương (phần văn) (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
CHUẨN BỊ Ở NHÀ
Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Các văn bản nhật dụng ở lớp 8 để cập đến những vấn đề:
– Môi trường: Thông tin về trái đất năm 2000
– Dân số: Bài toán dân số
– Bài trừ tệ nạn thuốc lá: Ôn dịch thuốc lá
Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Tự chọn một trong những vấn đề trên để phản ánh một khía cạnh nào đó của vấn đề ngay chính trên quê hương mình.
Có thể viết về nạn nghiện game online:
” Dạo một vòng quanh các tuyến đường Tuyên Quang, Nguyễn Du, Từ Văn Tư… (Phan Thiết), chúng tôi thấy có khá nhiều điểm kinh doanh internet. Hầu như vào thời điểm tan học và các ngày nghỉ, nhiều em học sinh không về nhà ngay mà “la cà” vào các tiệm internet. Hình ảnh những cậu học trò trên người vẫn còn mặc nguyên bộ đồng phục học sinh mắt dán lên màn hình, miệng văng tục, tay cầm điếu thuốc lá khua lia lịa trên bàn phím nhìn rất phản cảm. Nhiều học sinh vừa ăn, uống vừa chăm chú chơi game online, người chơi thắng thì hò hét vì “hạ” được đối thủ, kẻ thua cuộc thì chửi thề rồi tìm cách “bắn, giết” lại đối phương.
Chuyện học sinh bỏ học chơi game bây giờ không chỉ có ở các em cấp 2, cấp 3 mà nhiều em mới học tiểu học đã hình thành thói quen xấu đó. Từ mê game, nghiện game bạo lực, nghỉ học nhiều, các em còn sa vào con đường phạm tội như ăn cắp vặt, lấy đồ vật trong gia đình đem bán… Một học sinh thường xuyên “cắm chốt” ở tiệm internet cho biết: “Học xong, em ra đây ngồi luôn. Em đang đấu với đối thủ mạnh lắm, về thì uổng vì ít khi có đối thủ ngang tầm, mà ngừng phút nào là bị tụt hạng ngay”. Theo tìm hiểu của chúng tôi, bên trong các tiệm internet đều bán thức ăn, nước giải khát, thẻ game… để phục vụ các game thủ chơi cả ngày và đêm.
Để hạn chế những tác động xấu của game online trong một bộ phận giới trẻ hiện nay, rất cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Cha mẹ cần quan tâm, nhắc nhở con cái thường xuyên, hướng con cái tham gia các hoạt động thể chất, luyện tập thể dục thể thao và các hình thức giải trí lành mạnh. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, để kịp thời chấn chỉnh và xử lý những cơ sở vi phạm về quản lý internet, nhằm ngăn chặn mối nguy hại từ game online”