3.8. Hai mươi, hai chục
Hướng dẫn giải bài tập SGK toán lớp 1 trang 107. Bài học Hai mươi, hai chục
Các em học sinh có thể tham khảo cách giải để hiểu bài tốt hơn!
Xem thêm Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa: Phép cộng dạng 14 + 3.
Bài 1. (Trang 107 SGK Toán 1)
Viết các số từ 10 đến 20, từ 20 đến 10, rồi đọc các số đó:
Lời giải
Các số từ 10 đến 20 là: 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20.
Các số từ 20 đến 10 là: 20; 19; 18; 17; 16; 15; 14; 13; 12; 11; 10.
10: Mười
11: Mười một
12: Mười hai
13. Mười ba
14. Mười bốn
15. Mười lăm
16. Mười sáu
17. Mười bảy
18. Mười tám
19. Mười chín
20. Hai mươi
Bài 2. (Trang 107 SGK Toán 1)
Trả lời câu hỏi:
Số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
Số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
Số 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
Số 10 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
Mẫu: Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.
Lời giải
Số 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị.
Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị.
Số 10 gồm 1 chục và 0 đơn vị.
Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị.
Bài 3. (Trang 107 SGK Toán 1)
Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số rồi đọc các số đó:
Lời giải
Bài 4. (Trang 107 SGK Toán 1)
Trả lời câu hỏi :
Số liền sau của số 15 là số nào ?
Số liền sau của số 10 là số nào ?
Số liền sau của số 19 là số nào ?
Mẫu: Số liền sau của số 15 là số 16
Lời giải
Số liền sau của số 15 là số 16.
Số liền sau của số 10 là số 11.
Số liền sau của số 19 là số 20.