Tổng của nhiều số. Phép nhân – Các thành phần trong phép nhân
Ví dụ 1: a) 14 + 21 + 12 = ? b) 46 + 19 + 28 + 7
Bài giải
14 + 21 + 12 = 47
4 cộng 1 bằng 5, 5 cộng 2 bằng 7, viết 7.
1 cộng 2 bằng 3, 3 cộng 1 bằng 4, viết 4.
46 + 19 + 28 + 7 = 100
6 cộng 9 bằng 15, 15 cộng 8 bằng 23, 23 cộng 7 bằng 30, viết 0, nhớ 3.
4 cộng 1 bằng 5, 5 cộng 2 bằng 7, 7 thêm 3 bằng 10, viết 10.
Ví dụ 2: Có bao nhiêu chấm tròn trong hình vẽ dưới đây?
Bài giải
Ta có: 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 30
5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 là tổng của 6 số hạng bằng nhau, mỗi số hạng bằng 5. Khi đó có thể chuyển thành phép nhân. Viết là:
Đọc là: Năm nhân sáu bằng 30. Dấu × gọi là dấu nhân.
Trong phép nhân:
5
×
6
=
30
thừa số
thừa số
tích
Các bảng nhân 2; 3; 4; 5
2 × 1 = 2
3 × 1 = 3
4 × 1 = 4
5 × 1 = 5
2 × 2 = 4
3 × 2 = 6
4 × 2 = 8
5 × 2 = 10
2 × 3 = 6
3 × 3 = 9
4 × 3 = 12
5 × 3 = 15
2 × 4 = 8
3 × 4 = 12
4 × 4 = 16
5 × 4 = 20
2 × 5 = 10
3 × 5 = 15
4 × 5 = 18
5 × 5 = 25
2 × 6 = 12
3 × 6 = 18
4 × 6 = 24
6 × 6 = 30
2 × 7 = 14
3 × 7 = 21
4 × 7 = 28
5 × 7 = 35
2 × 8 = 16
3 × 8 = 24
4 × 8 = 32
5 × 8 = 40
2 × 9 = 18
3 × 9 = 27
4 × 9 = 36
5 × 9 = 45
2 × 10 = 20
3 × 10 = 30
4 × 10 = 30
5 × 10 = 50.
Chú ý: Trong bảng nhân 2 thì cột thứ nhất toàn các số 2; cột thứ 2 gồm các số từ 1 đến 10; cột thứ 3 thì mỗi số sau hơn số trước 2 đơn vị.
Có nhận xét tương tự với các bảng nhân còn lại.
Phép chia – Các thành phần trong phép chia
Ví dụ 1: Có 10 cái bánh, xếp đều vào hai đĩa. Hỏi mỗi đĩa có mấy cái bánh?
Bài giải
Ta được mỗi đĩa 5 cái bánh như hình vẽ trên. Ta nói đã chia đều 10 cái bánh cho hai đĩa. Ta viết: 10 : 2 = 5; đọc là: Mười chia hai bằng năm. Dấu “:” gọi là dấu chia.
Trong phép chia:
10
:
2
=
5
Số bị chia
Số chia
Thương
Các bảng chia 2; 3; 4; 5
2 : 2 = 1
3 : 3 = 1
4 : 4 = 1
5 : 5 = 1
4 : 2 = 2
6 : 3 = 2
8 : 4 = 2
10 : 5 = 2
6 : 2 = 3
9 : 3 = 3
12 : 4 = 3
15 : 5 = 3
8 : 2 = 4
12 : 3 = 4
16 : 4 = 4
20 : 5 = 4
10 : 2 = 5
15 : 3 = 5
20 : 4 = 5
25 : 5 = 5
12 : 2 = 6
18 : 3 = 6
24 : 4 = 6
30 : 5 = 6
14 : 2 = 7
21 : 3 = 7
28 : 4 = 7
35 : 5 = 7
16 : 2 = 8
24 : 3 = 8
32 : 4 = 8
40 : 5 = 8
18 : 2 = 9
27 : 3 = 9
36 : 4 = 9
45 : 5 = 9
20 : 2 = 10
30 : 3 = 10
40 : 4 = 10
50 : 5 = 10.
Chú ý:
Trong bảng chia 2, cột thứ nhất mỗi số sau hơn số trước 2 đơn vị; cột thứ 2 toàn là số 2; cột thứ 3 gồm các số từ 1 đến 10.
Như vậy có liên hệ ngược giữa bảng nhân 2 và bảng chia 2. Cột thứ nhất của bảng nhân 2 thì là cột thứ 2 trong bảng chia 2; cột thứ 2 của bảng nhân 2 là cột thứ 3 trong bảng chia 2; cột thứ 3 của bảng nhân 2 là cột thứ nhất trong bảng chia 2.
Khi chia một vật thành hai phần bằng nhau thì một trong hai phần đó gọi là “Một phần hai”. Viết là .
Tương tự khi chia một vật thành ba (bốn; năm) phần bằng nhau thì một trong ba (bốn; năm) phần đó gọi là “Một phần ba (bốn; năm). Viết là (; ).
Ví dụ 2: Trong hình vẽ dưới đây, hình chữ nhật được chia thành hai phần bằng nhau. Tô màu một phần ta nói đã tô màu của hình chữ nhật.
Ví dụ 3: Trong hình vẽ dưới đây, hình tam giác được chia thành ba phần bằng nhau. Một phần ta gọi là của hình tam giác.
Cách tìm một thừa số trong phép nhân, cách tìm số bị chia
Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia.
Ví dụ 4: Tìm x biết: x × 3 = 9.
x = 9 : 3
x = 3
Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
Ví dụ 5: Tìm y biết: y : 5 = 4
y = 4 × 5
y = 20
Số 1 và số 0 trong phép nhân và phép chia
Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó. Số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.
Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0. Không có phép chia cho số 0.
1.2. Hình học
Đường gấp khúc – Độ dài đường gấp khúc
Ví dụ 1: Đường gấp khúc gồm 3 đoạn: MN; NP; PQ
Ví dụ 2: Tính độ dài đường gấp khúc MNPQR:
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc MNPQR là:
12 + 15 + 14 + 6 = 47 (cm)
Đáp số: 47cm.
Cách tính độ dài đường gấp khúc: lấy tổng độ dài các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc.
Chu vi hình tam giác – Chu vi hình tứ giác
Ví dụ 3: Tính chu vi hình tam giác theo số đo cho trên hình vẽ dưới đây:
Cách 1: Bài giải
Cách 2: Bài giải
Chu vi hình tam giác là:
3 + 3 + 3 = 9 (cm)
Đáp số: 9cm.
Chu vi hình tam giác là:
3 × 3 = 9 (cm)
Đáp số: 9cm
Chú ý: Muốn tính chu vi hình tam giác, hoặc chu vi hình tứ giác, ta tính tổng độ dài các cạnh (có cùng đơn vị đo) của mỗi hình đó.
Trong ví dụ trên vì độ dài 3 cạnh bằng nhau nên ta có thể dùng phép nhân cho gọn.
1.3. Đại lượng
Giờ – phút. Thực hành xem đồng hồ hơn 15 phút, hơn 30 phút
1 giờ = 60 phút
Ví dụ 1: Mỗi đồng hồ dưới đây chỉ mấy giờ?
Chú ý:
Khi kim dài chỉ số 6, kim ngắn chỉ quá một số (trong mặt đồng hồ thứ 2 kim ngắn chỉ quá số 7) nhưng chưa tới số tiếp theo (số 8) ta đọc giờ theo số kim giờ chỉ quá (số 7) và đọc rưỡi. Vậy đọc là: 7 giờ rưỡi.
Để đọc giờ chính xác còn cần xem đồng hồ chỉ vào buổi nào trong ngày.
Ví dụ 2: Nếu đồng hồ thứ nhất trong hình vẽ trên chỉ vào buổi tối, ta có thể đọc giờ là 8 giờ tối hay 20 giờ.
1.4. Giải toán
Ứng dụng phép nhân, phép chia. Tính chu vi các hình tam giác, hình tứ giác
Ví dụ 1: May mỗi bộ quần áo đồng phục hết 2m vải. Hỏi may 7 bộ quần áo như thế hết bao nhiêu mét vải?
Bài giải
May 7 bộ quần áo đồng phục như thế hết số mét vải là:
2 × 7 = 14 (m)
Đáp số: 14m.
Ví dụ 2: Có 25 quả táo xếp đều vào 5 đĩa. Hỏi mỗi đĩa có mấy quả táo?
Bài giải
Mỗi đĩa có số quả táo là:
25 : 5 = 5 (quả)
Đáp số: 5 quả táo.
Ví dụ 3: Có 27 quả bưởi đóng vào các hộp, mỗi hộp 3 quả. Hỏi có tất cả mấy hộp?
Bài giải
Số hộp dùng để đóng bưởi là:
27 : 3 = 9 (hộp)
Đáp số: 9 hộp.
Xem thêm: Bài 2: Củng cố ý nghĩa. Thành phần phép nhân, phép chia