Trang chủ
LỚP 2 Toán cơ bản Ôn bài lý thuyết CHƯƠNG 3: PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100 3.23. Ngày, giờ
3.23. Ngày, giờ
Nội dung chính
ÔN TẬP: NGÀY, GIỜ
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Dạng 1: Xem giờ trên đồng hồ kim hoặc đồng hồ điện tử
-Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút.
– Khi kim dài chỉ vào số 12 thì kim ngắn chỉ vào số nào sẽ là giờ đó.
Dạng 2: Giờ sáng và giờ chiều
Em chú ý sau 12 giờ trưa thì các giờ còn có thể đọc theo cách khác như nhau:
1 giờ chiều | 2 giờ chiều | 3 giờ chiều | 4 giờ chiều | 5 giờ chiều | 6 giờ chiều | 7 giờ chiều | 8 giờ chiều | 9 giờ tối | 10 giờ đêm | 11 giờ đêm | 12 giờ đêm |
13 giờ | 14 giờ | 15 giờ | 16 giờ | 17 giờ | 18 giờ | 19 giờ | 20 giờ | 21 giờ | 22 giờ | 23 giờ | 24 giờ |
Dạng 3: Tìm giờ theo yêu cầu
Đề toán cho một giờ cố định, hỏi sau hoặc trước đây một số giờ thì sẽ là mấy giờ.
Cách giải: Muốn tìm thời gian sau hoặc trước đó thì em tăng hoặc giảm số giờ theo số giờ thay đổi.
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1: Kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào số 2 thì ta nói đồng hồ đang chỉ 2 giờ.
Ví dụ 2: Đồng hồ đang chỉ 2 giờ thì sau 2 giờ nữa sẽ là mấy giờ?
Bài giải:
Sau 2 giờ thì thời gian tăng lên, và tăng lên số giờ là: 2 + 2 = 4 ( giờ)
Như vậy đồng hồ sẽ chỉ 4 giờ.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1:
Bài 2:
BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 1:
Bài 2:
Xem thêm: Ngày, tháng
Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học ngày giờ – toán cơ bản lớp 2.
Chúc các em học tập hiệu quả!