Trang chủ
LỚP 4 Toán cơ bản Ôn bài lý thuyết CHƯƠNG 2: BỐN PHÉP TÍNH VỚI CÁC SỐ TỰ NHIÊN. HÌNH HỌC 2.10. Tính chất giao hoán của phép nhân
2.10. Tính chất giao hoán của phép nhân
Nội dung chính
ÔN TẬP: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
So sánh giá trị của hai biểu thức a x b và b x a trong bảng sau:
Ta thấy giá trị của a x b và b x a luôn luôn bằng nhau, ta viết: a x b = b x a
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1: Bạn Thắng nói: ” c x d = d x c ” đúng hay sai?
Bài giải:
Bạn thắng nói như vậy là đúng, vì khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì sẽ không thay đổi.
Ví dụ 2: Cho biểu thức 35511 x 9. Hỏi biểu thức nào dưới đây có giá trị bằng biểu thức đã cho?
A. 9 x 35111
B. 9 x 35511
C. 9 x 31511
D. 9 x 35151
Bài giải:
Đáp án B. 9 x 35511 là đáp án đúng, bởi vì 35511 x 9 = 9 x 35511 (tính chất giao hoán của phép nhân)
Ví dụ 3: Điền vào chỗ trống chữ cái hoặc dấu so sánh thích hợp:
a) m x n = n x …..
b) 14523 x 9 …. 9 x 14523
Bài giải:
a) m x n = n x m
m cần điền vào chỗ trống
b) 14523 x 9 = 9 x 14523
= cần điền vào chỗ trống
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1:
Bài 2:
BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 1:
Bài 2:
Xem thêm: Nhân với 10, 100, 1000… Chia cho 10, 100, 1000
Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học Tính chất giao hoán của phép nhân – toán cơ bản lớp 4.
Chúc các em học tập hiệu quả!