Soạn văn: Tổng kết phần văn (tiếp theo)
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 8, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Tổng kết phần văn (tiếp theo)”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN TỔNG KẾT PHẦN VĂN (TIẾP THEO) SIÊU NGẮN
Câu 3*: Qua các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25 và 26, hãy cho biết thế nào là văn nghị luận. Em thấy văn nghị luận trung đại (các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25) có nét gì khác biệt nổi bật so với văn nghị luận hiện đại (văn bản trong bài 26 và các văn bản nghị luận đã học ở lớp 7)?
Trả lời:
Qua các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25, 26:
– Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng hoặc một quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, lí lẽ (luận cứ) và dẫn chứng (luận chứng) thuyết phục.
– Văn bản nghị luận trung đại: Nội dung nói về những vấn đề lớn lao của đất nước; ngôn từ trau chuốt, dùng các thể loại văn cổ như văn biền ngẫu, dùng các điển tích điển cố…
– Văn bản nghị luận hiện đại: Nội dung đa dạng từ các vấn đề của đất nước đến nội dung thế sự, đời sông; câu từ phóng khoáng, ngắn gọn, súc tích…
Câu 4: Hãy chứng minh các văn bản nghị luận (trong bài 22, 23, 24, 25 và 26) kể trên đều được viết có lí, có tình, có chứng cứ, nên đều có sức thuyết phục cao.
Trả lời:
Các văn bản nghị luận trung đại (trong các bài 22, 23, 24, 25) đều được viết có có lí, có tình, có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao:
– Có lí: luận điểm rõ ràng, lập luận xác đáng, chặt chẽ
– Có tình: có cảm xúc, tính truyền cảm
– Có chứng cứ: Dẫn chứng thuyết phục, xác đáng
Câu 5: Nêu những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22, 23 và 24.
Trả lời:
Những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22, 23, 24:
– Giống nhau:
+ Nội dung: Đều thể hiện một tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước thiết tha, thể hiện ý chí tự cường, tự chủ của dân tộc.
– Khác nhau:
+ Nội dung: “Chiếu dời đô” là bài chiếu bày tỏ nguyện vọng dời đô về Đại La; “Hịch tướng sĩ” là bài hịch kêu gọi tướng sĩ chống giặc cứu nước, “Nước Đại Việt ta” là lời khẳng định chủ quyền của dân tộc
+ Hình thức thể loại: “Chiếu dời đô” là một bài chiếu; “Hịch tướng sĩ” là một bài hịch ; còn “Nước Đại Việt ta” được viết theo thể loại cáo
Câu 6: Qua văn bản Nước Đại Việt ta (bài 24), hãy cho biết vì sao tác phẩm Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam khi đó. So với bài Sông núi nước Nam (học ở lớp 7) cũng được coi là một tuyên ngôn độc lập, em thấy ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản Nước Đại Việt ta có điểm gì mới?
Trả lời:
– Có thể coi “Bình Ngô đại cáo” là một bản tuyên ngôn độc lập qua đoạn trích này, vì đoạn trích đã khẳng định, đất nước ta có:
+ Nền văn hiến từ lâu đời
+ Chủ quyền lãnh thổ phân chia rõ ràng.
+ Phong tục tập quán giàu bản sắc
+ Lịch sử hình thành và phát triển riêng
+ Có triều đại riêng, chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc
– Ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở baì Nam Quốc Sơn Hà:
+ Trong bài Nam quốc sơn hà, tác giả đã thể hiện một ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc sâu sắc qua từ “đế”. Ở Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ đó : “mỗi bên xưng đế một phương”. Nếu “đế” là vua thiên tử, duy nhất, toàn quyền thì ‘vương’ là vua chư hầu, có nhiều và phụ thuộc vào đế. Việc xưng “đế” khẳng định quyền cai trị đất nước của Đại Việt.
+ Nam quốc sơn hà được xác định chủ yếu trên hai yếu tố : lãnh thổ và chủ quyền, còn đến Bình Ngô đại cáo, ba yếu tố nữa được bổ sung : văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử. Ý thức dân tộc đã được tiếp nối và phát triển, văn hiến và lịch sử là cốt lõi, cội nguồn để khẳng định sự tồn tại và phát triển của một dân tộc.
– Có thể coi “Bình Ngô đại cáo” là một bản tuyên ngôn độc lập qua đoạn trích này, vì đoạn trích đã khẳng định, đất nước ta có:
+ Nền văn hiến từ lâu đời
+ Chủ quyền lãnh thổ phân chia rõ ràng.
+ Phong tục tập quán giàu bản sắc
+ Lịch sử hình thành và phát triển riêng
+ Có triều đại riêng, chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc
– Ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở baì Nam Quốc Sơn Hà:
+ Trong bài Nam quốc sơn hà, tác giả đã thể hiện một ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc sâu sắc qua từ “đế”. Ở Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ đó : “mỗi bên xưng đế một phương”. Nếu “đế” là vua thiên tử, duy nhất, toàn quyền thì ‘vương’ là vua chư hầu, có nhiều và phụ thuộc vào đế. Việc xưng “đế” khẳng định quyền cai trị đất nước của Đại Việt.
+ Nam quốc sơn hà được xác định chủ yếu trên hai yếu tố : lãnh thổ và chủ quyền, còn đến Bình Ngô đại cáo, ba yếu tố nữa được bổ sung : văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử. Ý thức dân tộc đã được tiếp nối và phát triển, văn hiến và lịch sử là cốt lõi, cội nguồn để khẳng định sự tồn tại và phát triển của một dân tộc.
2. SOẠN VĂN TỔNG KẾT PHẦN VĂN (TIẾP THEO) CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN TỔNG KẾT PHẦN VĂN (TIẾP THEO) HAY NHẤT
Soạn văn: Tổng kết phần văn (tiếp theo) (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Câu 3* (trang 144 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
– Qua các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25 và 26 ta thấy:
+ Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng một quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ dẫn chứng thuyết phục.
+ Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
– Văn nghị luận trung đại và hiện đại có nhiều nét khác nhau:
+ Hình thức của văn nghị luận trung đại thường được cố định ở một số thể loại như: chiếu, hịch, cáo, tấu… Còn trong nghị luận hiện đại thì hình thức co duỗi tự nhiên, câu văn sinh động, phong phú, có nhiều yếu tố khác cùng tham gia vào quá trình lập luận (chẳng hạn như biểu cảm, tự sự, miêu tả, …).
+ Về nội dung:
Văn nghị luận trung đại thường bàn tới những vấn đề to lớn, quan hệ tới quốc kế, dân an.
Văn nghị luận hiện đại có đề tài rộng hơn, phong phú hơn. Những vấn đề đời thường cũng được đưa ra đề nghị luận. Chẳng hạn “Cần tạo ra thói quen tốt trong xã hội”, “Hai biển hồ” (Ngữ văn 7 – tập hai).
Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
(1) Thiên đô chiếu của Lí Công uẩn
– Mở đầu bằng cách viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa đã từng có những cuộc dời đô.
+ Nhà Thương năm lần dời đô.
+ Nhà Chu ba lần dời đô.
Sự viện dẫn này nói về những sự lựa chọn dời đô đã xảy ra trong lịch sử. Việc dời đô ngày nay của nhà vua cũng là chuyện thường tình.
– Việc dời đô, theo Lí Công Uẩn không phải là hành động tùy hứng mà mục đích của nó được người nghe rất thuận lí: “Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân (…) Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh”.
(2) “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn
– Có thể thấy đoạn mở đầu, tác giả cho hàng loạt các dần chứng cụ thể nổi danh trong lịch sử Trung Hoa từ xa tới gần là để chứng minh cho “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước”.
– Để chứng minh cho sự ngạo mạn, ngược ngạo của bọn sứ giả nhà Nguyên, tác giả vừa dùng dẫn chứng có miêu tả, bày tỏ thái độ căm hận ở trong những dẫn chứng đó “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ”…
Chỉ riêng việc dùng hình thức vật hóa, gọi lũ giặc là cú diều là dê chó đã cho thấy tình cảm của người viết bộc lộ trong việc đưa dẫn chứng vào bài văn
– Đoạn văn giàu tình cảm, thể hiện cái “Tôi – trữ tình” của tác giả có sức thuyết phục rất mạnh mẽ tới tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn dùng tâm can của mình để kích động lòng căm thù giặc cho các tướng sĩ.
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa […] ta cũng vui lòng
– Hịch tướng sĩ là một văn bản nghị luận rất chặt chẽ vì thế mà nó thuyết phục người đọc không những bằng tình cảm mà bằng lí trí, bằng lập luận.
+ Mở đầu là nêu gương các trung thần nghĩa sĩ. Họ là những người lưu danh sử sách muôn đời.
Đó là những gương xa xưa
Đó là những tấm gương vừa mới xảy ra.
+ Phần hai nhận định tình hình, phân tích phải trái để gây lòng căm thù giặc.
+ Phần cuối nêu chủ trương cụ thể và xác lập tâm thế sẵn sàng chiến đấu.
(3) Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp
– Có lí: cái hại vô lường của lối học cầu danh lợi; cái lợi của việc học chân chính
– Có tình: hết lòng lo lắng cho sự học, cho tương lai của đất nước.
– Có chứng cứ: cái hại của lối học hình thức; cái lợi của học chân chính
(4) Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc
– Có lí: bóc trần bản chất tàn ác của chính quyền thực dân trong việc lừa bịp để lợi dụng thuế máu của nhân dân thuộc địa phục vụ quyền lợi của chúng.
– Có tình: sự đồng cảm với những nạn nhân vô tội; lên án chủ nghĩa thực dân.
– Có chứng cứ: con số chính xác, hình ảnh cụ thể.
Câu 5 (trang 144 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại ở các văn bản 22, 23, 24
– Tất cả những tác phẩm này đều là nghị luận thời trung đại. Thời bấy giờ “Văn, sử, triết” bất phân. Do đó, không lạ gì, ta có thể coi đây là những áng văn chương bất hủ. Yếu tố nội dung là nghiêng về nhận thức lí tính nhưng yếu tố cảm xúc, yếu tố hình tượng rất đậm nét trong các văn bản này.
– Hình thức những tác phẩm này rất giàu nhạc điệu. Yếu tố biền ngẫu khiến cho những câu văn chia thành các vế nhịp nhàng và trầm bổng giàu chất thơ.
– Sự khác nhau là do nội dung tư tưởng của thế loại quy định. Có thế đọc lại các chú thích về chiếu, hịch, cáo trong sách giáo khoa để so sánh.
+ Chiếu
– Là thể văn do nhà vua dừng để ban bố mệnh lệnh
– Chiếu có thế làm bằng văn vần, biền ngẫu hoặc văn xuôi, được công bố và đón nhận một cách trịnh trọng
– Một số bài chiếu thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng tới vận mệnh của cả triều đại, đất nước
+ Hịch
– Là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
– Hịch có kết cấu chặt chẽ, có lí luận sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục.
– Đặc điểm nổi bật của hịch là khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe. Hịch thường được viết theo thể văn biền ngẫu (từng cặp câu cân xứng với nhau)
+ Cáo
– Là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa và thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết
– Cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu (không có hoặc có vần, thường đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau)
– Cũng như hịch, cáo là thể văn có tính chất hùng biện. Do đó, lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.
Câu 6 (trang 144 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
– Văn bản “Nước Đại Việt ta” (bài 24) được trích trong Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam khi đó bởi đoạn trích đã khẳng định được:
+ Nước ta có nền văn hiến lâu đời
+ Có lãnh thổ riêng
+ Phong tục riêng
+ Có chủ quyền, có các triều đại đặt ngang hàng với các triều đại phương Bắc
+ Có truyền thống lịch sử oanh liệt: Bất cứ kẻ xâm lược nào vào nước ta đều bị sức mạnh nhân nghĩa của chúng ta làm cho đại bại
Vào thời đại Nguyễn Trãi, năm yếu tố trên là một định nghĩa khá toàn diện và sâu sắc về khái niệm dân tộc
– So với bài thơ “Sông núi nước Nam” (đã học ở lớp 7) vốn được coi là bản tuyên ngôn độc lập trên của nước nhà thì “Nước Đại Việt ta” có nhiều điểm mới.
+ Trong “Sông núi nước Nam”, tác giả khẳng định
Nước là của vua
Điều này đã được sách trời thừa nhận
Vì thế kẻ thù xâm phạm sẽ bị đánh tơi bời do ý trời không chấp nhận.
+ Với Nguyễn Trãi, khái niệm đất nước, dân tộc được quan niệm toàn diện và sâu sắc hơn. Tác giả nhấn mạnh vào nền văn hiến, vào cương vực lãnh thố tự nhiên, vào phong tục văn hóa. Vào các triều đình tiêu biểu cho từng thời kì tồn tại và phát triển của dân tộc. Điều cuối cùng, có vẻ giống “Sông núi nước Nam” là kẻ thù phải thất bại khi đến xâm lược Đại Việt. Tuy nhiên những chiến thắng ở đây là rất cụ thể, nó đã xảy ra chứ không phải sẽ xảy ra như “Sông núi nước Nam”
Ý thức về nền độc lập dân tộc đã được xác lập thành khái niệm truyền thống.
Có văn hóa, có truyền thống chống ngoại xâm có nhân nghĩa thì lẽ đương nhiên, hai mươi năm “nếm mật nằm gai” chúng ta sẽ chiến thắng quân Ngô (quân Minh) để giành lại độc lập cho dân tộc.
Soạn văn: Tổng kết phần văn (tiếp theo) (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Câu 3* (trang 144 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
So với văn nghị luận hiện đại, văn nghị luận trung đại có những sự khác biệt:
– Từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ, những hình ảnh có tính ước lệ, câu văn được viết theo lối biền ngẫu, sóng đôi nhịp nhàng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố. Viết bằng chữ Hán, thường được chia ra theo chức năng và mục đích sử dụng, thường gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại.
– Nghị luận trung đại thể hiện rõ thế giới quan con người trung đại: tư tưởng “mệnh trời”, đạo “thần chú”, lí tưởng nhân nghĩa…
Ngược lại với những đặc điểm trên, văn nghị luận hiện đại thường có lối viết giản dị, câu văn gần với đời sống hằng ngày.
Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Một số đặc điểm
– Có lí: Có luận điểm xác đáng, lập luận chặt chẽ.
– Có tình: Thể hiện được cảm xúc của người viết.
+ Yếu tố biểu cảm được đưa vào văn nghị luận với mục đích bộc lộ tình cảm một cách kín đáo thông qua hệ thống lập luận.
+ Người viết phải thể hiện được niềm tin, thái độ (khẳng định, phê phán) hay một khát vọng mạnh mẽ đối với những vấn đề được đề cập tới.
– Chứng cứ: Đưa ra được những sự thật hiển nhiên, xác đáng để khẳng định luận điểm.
Phân tích văn bản Chiếu dời đô dưới góc nhìn thể loại:
– Có lí:
+ Luận điểm 1 : Sự cần thiết, lý do phải dời đô.
+ Luận điểm 2: Thành Đại La xứng đáng là kinh đô của Đại Việt.
– Có tình: Sự tin tưởng chắc chắn rằng thành Đại La là mảnh đất thích hợp dựng nghiệp lớn.
+ Vua Lý Công Uẩn xót thương cho vận nước, dân chúng bị hao tổn khi triều Đinh Lê vẫn còn đóng đô ở Hoa Lư.
– Có chứng cứ:
+ Viện dẫn các triều đại Trung Quốc đã từng có những cuộc dời chuyển kinh đô thuận theo ý trời, lòng dân.
+ Vùng kinh đô Hoa Lư không còn thích hợp khiến cho vận mệnh ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi được.
+ Chỉ ra lợi thế của thành Đại La trong việc lựa chọn làm kinh đô.
Câu 5 (trang 144 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
So sánh sự giống nhau và khác nhau về mặt nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của ba tác phẩm:
+ Giống nhau: Đều mang tinh thần yêu nước sâu sắc, thái độ thẳng thắn, dứt khoát của người viết được thể hiện qua những câu văn hùng tráng.
+ Khác nhau: Chiếu dời đô: Thể hiện được ý chí, tinh thần độc lập tự cường của dân tộc, khát vọng phát triển của dân tộc đang lớn mạnh.
Hịch tướng sĩ: Tinh thần quyết chiến, quyết thắng lũ giặc bạo tàn.
Nước Đại Việt ta: Ý thức được sâu sắc, tự hào về đất nước độc lập, có chủ quyền.
Câu 6 (trang 144 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Văn bản Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam:
+ Bài cáo khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là nước độc lập, có chủ quyền, đây là sự thật hiển nhiên.
+ So với bài thơ Sông núi nước Nam, bài Nước Đại Việt ta được phát triển toàn diện và sâu sắc hơn. Bởi có thêm những yếu tố như nền văn hiến lâu đời, tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng…