Soạn văn: Chương trình địa phương (phần Văn)
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 8, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “ Chương trình địa phương (phần Văn)”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN)
Câu 1: Lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ quê ở thành phố, tỉnh hoặc quận, huyện nơi em ở theo mẫu.
Chú ý: Chỉ thống kê những tác giả có sáng tác được công bố trước năm 1975.
Lời giải chi tiết:
Họ tên | Bút danh (nếu có) | Năm sinh – Năm mất | Tác phẩm chính |
Nguyễn Đình Thi | 1924 – 2003 | Bên bờ sông Lô (truyện), Bài thơ Hắc Hải (thơ),… | |
Nguyễn Tuân | 1910 – 1987 | Vang bóng một thời , Sông Đà,… | |
Nguyễn Sen | Tô Hoài | 1920 – 2014 | Dế Mèn phiêu lưu kí, Miền Tây, … |
Câu 2: Sưu tầm và chép trọn một bài thơ hoặc một bài văn (khoảng vài trang có thể là đoạn trích) mà em thấy hay viết về phong cảnh thiên nhiên, con người, sinh hoạt văn hóa, truyền thống lịch sử của quê hương em.
Lời giải chi tiết:
Sưu tầm thơ, văn về thiên nhiên, con người, sinh hoạt văn hóa, truyền thống lịch sử của quê hương em :
– Bài thơ Hà Nội ơi của tác giả Anh Dũng.
– Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
2. SOẠN VĂN CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN) CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN) HAY NHẤT
Soạn văn: Chương trình địa phương (phần Văn) (chi tiết)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
Câu 1:
Lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ quê ở thành phố, tỉnh hoặc quận, huyện nơi em ở theo mẫu.
Chú ý: Chỉ thống kê những tác giả có sáng tác được công bố trước năm 1975.
Lời giải chi tiết:
Họ và tên | Bút danh | Năm sinh, năm mất | Tác phẩm chính |
Nguyễn Tuân | Nhất Lang, Thanh Thuỷ, Thanh Hà | 1910 – 1987) | – Vang bóng một thời (1933),
– Sông Đà (1960), – Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972) … |
Tô Hoài | Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Hồng Hoa | 1920 – 2014 | – Dế Mèn phiêu lưu ký (1941),
– O chuột (1942), – Truyện Tây Bắc (1953) |
Câu 2
Sưu tầm và chép trọn một bài thơ hoặc một bài văn (khoảng vài trang có thể là đoạn trích) mà em thấy hay viết về phong cảnh thiên nhiên, con người, sinh hoạt văn hóa, truyền thống lịch sử của quê hương em.
Lời giải chi tiết:
Hồ Gươm
Nhà tôi ở Hà Nội, cách Hồ Gươm không xa.Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh .
Cầu Thê Húc màu son, cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn . Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính . Tháp xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.
Theo Ngô Quân Miện
Hà Nội
Hà Nội có chong chóng
Cứ tự quay trong nhà
Không cần trời thổi gió
Không cần bạn chạy xa
Hà Nội có nhiều hoa
Bó từng chùm cẩn thận
Mấy chú vào mua hoa
Tươi cười ra mặt trận
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao
Hà Nội có nhiều hào
Bụng súng đầy những đạn
Và có nhiều búp bê
Bóng tròn cho các bạn
Hà Nội có tàu điện
Đi về cứ leng keng
Người xuống và người lên
Người nào trông cũng đẹp
Mấy năm giặc bắn phá
Ba Đình vẫn xanh cây
Trăng vàng chùa Một Cột
Phủ Tây Hồ hoa bay…
Trần Đăng Khoa
Soạn văn: Chương trình địa phương (phần Văn) (hay nhất)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
1- Bảng thống kê
Tên tác giả | Năm sinh | Bút danh(nếu có) | Những tác phẩm chính |
Nguyễn Khải | 1930 | Mùa lạc (1960), Xung đột (1953- 1962), Chiến sĩ (1973), Gặp gỡ cuối năm (1982)… | |
Nguyễn Tuân | 1910- 1987 | Sông Đà (1960), Vang bóng một thời (1933), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi… | |
Nguyễn Sen | 1920- 2005 | Tô Hoài | Truyện Tây Bắc, Dế Mèn phiêu lưu kí, Hoàng Văn Thụ, Mười năm, Tây Bắc |
Nguyễn Trung Thu | 1940 | Em hoặc không ai cả (1995), Đêm Trường Sơn nhớ Bác (1996), Kỉ niệm về lời ru buồn… | |
Nguyễn Đình Thi | 1924 | Người chiến sĩ (1956), Bài thơ Hắc Hải (1959), Dòng sông trong xanh (1974)… | |
Bế Kiến Quốc | 1949 | Những dòng sông chung (1979), Chú ngựa mã sao (1979), Dòng suối thần kì (1984)… | |
Phan Thị Thanh Nhàn | 1943 | Tháng giêng hai (1970), Hương thầm (1973), Chân dung người chiến thắng 1977)… | |
Trần Bích Lan | 1932 | Nguyên Sa | Thơ Nguyên Sa (1958), Gõ đầu trẻ, Mây bay đi… |
2-Bài thơ
Áo lụa Hà Đông
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bày vội vã vào trong hồn mở cửa
Gặp một bữa anh đã mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỉ của tâm hồn
Thơ học trò anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu
Em không nói đã nghe lừng giai điệu
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
Anh đã trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng em vào thơ diễm tuyệt
Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại
Để anh giận mắt anh nhìn vụng dại
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi
Những ngày tháng trên vai buồn bỗng nặng
Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng