Soạn văn: Lựa chọn trật tự từ trong câu (Luyện tập)
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 8, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Lựa chọn trật tự từ trong câu (Luyện tập)”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU (LUYỆN TẬP) SIÊU NGẮN
Câu 1: Trật tự các từ và các cụm từ in đậm dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa những hoạt động và những trạng thái mà chúng biểu thị như thế nào?
a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Những cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
b) Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hoá vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Trả lời:
a. Trật tự từ biểu hiện thứ tự công việc cần làm, tầm quan trọng của công việc trong bổn phận của chúng ta.
b. Thứ tự công việc thường làm
Câu 2: Vì sao những cụm từ in đậm dưới đây được đặt ở đầu câu?
a) Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường.
(Nam Cao, Chí Phèo)
b) Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích luỹ. Vốn từ vựng ấy, trước Cách mạng tháng Tám, ông thường dùng để chơi ngông với đời.
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn Việt Nam hiện đại – Chân dung và phong cách)
c) Việc đến tai em bé con nhà thợ cày, em liền bảo cha:
– Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.
(Em bé thông minh)
d) Một thời đại vừa chẵn mười năm.
Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Trong sự thắng lợi ấy, cũng có công những người tả xung hữu đột nơi chiến trường, nhưng trước hết là công những nhà thơ mới.
(Hoài Thanh – Hoài Chân, Một thời đại trong thi ca)
Trả lời:
Những cụm từ in đậm trên được đặt ở đầu câu vì:
a. Nhấn mạnh sự bất cần của Chí Phèo
b. Tạo sự liên kết với câu trước
c. Tạo sự liên kết với câu trước
d. Tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn
Câu 3: Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm dưới đây:
a) Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc.
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
b) Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá nguỵ trang reo với gió đèo…
(Tố Hữu, Ta đi tới)
Trả lời:
Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ:
a. Đảo ngữ, nhấn mạnh được sự heo hút của cảnh vật và tâm trạng của Bà huyện Thanh Quan
b. Nhấn mạnh, tạo ấn tượng về vẻ đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ
Câu 4: Các câu (a) và (b) sau đây có gì khác nhau? Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn bên dưới.
a) Tôi thấy một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến vào.
b) Tôi thấy trịnh trọng một anh Bọ Ngựa tiến vào.
Trả lời:
– Sự khác nhau giữa câu (a) và câu (b):
+ Câu (a) tường thuật sự việc, nhấn mạnh đối tượng là Bọ ngựa
+Câu (b) nhấn mạnh phong thái, thái độ “trịnh trọng” đầy trịch thượng của Bọ ngựa
– Điền vào chỗ trống: câu (b)
Câu 5: Liệt kê các khả năng sắp xếp trật tự từ của bộ phận in đậm trong đoạn văn sau. Đối chiếu đoạn kết với dàn ý của bài văn và cho biết vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như ở đây.
Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
Trả lời:
– Các khả năng sắp xếp trật tự từ trong bộ phận câu in đậm:
+ Cây tre nhũn nhặn, xanh, ngay thẳng, thủy chung, can đảm
+Cây tre nhũn nhặn, ngay thẳng, xanh, thủy chung, can đảm
+ Cây tre can đảm, xanh, ngay thẳng, thủy chung, nhũn nhặn
…
– Tác giả sắp xếp theo trình tự: xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm là vì:
+ Phản ánh những phẩm chất cao quý của cây tre theo đúng trình tự được miêu tả trong bài văn.
+ Đi từ phẩm chất bên ngoài, hình thức dễ thấy vào phẩm chất bên trong.
Câu 6: Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài sau đây:
a) Lợi ích của đi bộ đối với sức khỏe.
b) Lợi ích của đi bộ với việc mở rộng hiểu biết thực tế.
Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn đã viết.
Trả lời:
b. Lợi ích của đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết thực tế
Mở rộng hiểu biết thực tế chính là một trong những lợi ích lớn nhất của việc đi bộ. Khi đi bộ, ta được tự do dừng chân bất cứ nơi nào ta muốn khám phá, không bỏ lỡ những điều thú vị như khi đi xe máy, ô tô. Ta có thể đi chậm rãi để ngắm nhìn, khám phá những điều hay ho ta bắt gặp. Đi bộ chính là một cách để chúng ta có thêm nhiều kiến thức thực tế.
– Đảo ngữ ở câu “Mở rộng hiểu biết thực tế chính là một trong những lợi ích lớn nhất của việc đi bộ” nhằm nhấn mạnh lợi ích của việc đi bộ.
2. SOẠN VĂN LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU (LUYỆN TẬP) CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU (LUYỆN TẬP) HAY NHẤT
Soạn văn: Lựa chọn trật tự từ trong câu (Luyện tập) (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
a) Trật tự liệt kê được tác giả sắp xếp theo thứ tự trước sau của các khâu trong công tác vận động quần chúng: đầu tiên phải giải thích cho quần chúng hiểu, rồi tuyên truyền để quần chúng hưởng ứng, tổ chức cho quần chúng làm, lãnh đạo cho quần chúng làm đúng để rồi cuối cùng tất cả trở thành các hành động yêu nước thiết thực.
b) Trật tự từ của các hoạt động trong đoạn văn này lại được sắp xếp theo trật tự chính – phụ của công việc hàng ngày mà mẹ chú bé Hồng làm. Việc chính là bán bóng đèn được xếp lên trước, việc phụ là bán vàng hương (chỉ vào những phiên chợ chính) được xếp sau.
Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Trong tất cả những trường hợp trên, cụm từ in đậm được đặt ngay ở đầu câu là để liên kết với những câu trước đó (liên kết bằng cách lặp).
Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
a) Việc đảo trật tự từ trong hai câu ba và bốn của bài thơ nhằm nhấn mạnh sự vắng vẻ, hoang sơ của cảnh Đèo Ngang. Trong khi đó, ở hai câu tiếp, việc đảo trật tự từ hướng vào khắc sâu tâm trạng cô đơn, buồn nhớ của nhân vật trữ tình.
b) Việc đảo trật tự từ trong câu thơ này đã làm hiện lên vẻ đẹp và sự kì vĩ của người lính trong buổi hoàng hôn. Người lính trở thành hình ảnh trung tâm của cảnh buổi chiều trên dốc núi.
Câu 4 (trang 123 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
– Hai câu khác nhau ở phần bổ ngữ (phần sau của động từ thấy). Ở câu (a), chủ ngữ đứng đầu câu (kèm theo phần giới thiệu tên nhân vật và phần miêu tả hành động, dáng điệu của nhân vật). Trong câu (b), vị ngữ được đảo lên trước chủ ngữ, đồng thời tính từ trịnh trọng lại được đặt ngay trước động từ, khiến cho người đọc hình dung được rất rõ cái sự “làm bộ làm tịch” của Bọ Ngựa.
– Câu thích hợp để điền vào chỗ trống là câu (b).
Câu 5 (trang 124 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
– Có rất nhiều cách sắp xếp trật tự từ khi ta đảo vị trí của các từ in đậm.
– Tuy nhiên cách sắp xếp trật tự từ của nhà văn là tối ưu hơn cả vì nó đúc kết những phẩm chất cao quý của cây tre theo đúng trình tự được miêu tả trong bài văn (Kiểm tra lại trong văn bản Cây tre Việt Nam).
Câu 6 (trang 124 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Đi bộ rất có lợi cho sức khoẻ. Đi bộ làm cho khí huyết lưu thông đầu óc trở nên sảng khoái minh mẫn. Nếu chúng ta đi bộ hằng ngày đều đặn, gân cốt sẽ săn chắc hơn và lại tiêu hao bớt đi những năng lượng dư thừa. Đi bộ nhiều sức lực sẽ dẻo dai hơn, giúp ta học tập và lao động tốt hơn.
Soạn văn: Lựa chọn trật tự từ trong câu (Luyện tập) (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
a, Trật tự từ trong câu trên thể hiện thứ tự trước sau của công việc cần phải làm
– Tầm quan trọng của sự việc.
b, Trật tự từ trong câu thể hiện:
– Việc làm thường xuyên và là việc chính xếp trước: bán bóng đèn.
– Việc làm không thường xuyên, việc phụ xếp sau: bán cả vàng hương
Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
a, Cụm từ in đậm Ở tù được đặt đầu câu: nhấn mạnh vào sự thờ ơ, bất cần của Chí Phèo.
b, Cụm từ “Vốn từ vựng ấy” được đặt đầu câu nhằm tạo sự liên kết giữa câu trước với câu sau.
C, Cụm từ ” Còn một trâu và một thúng gạo” là sự lặp lại tạo sự liên kết giữa hai câu trong một đoạn văn.
d, Cụm từ “Trong mười năm ấy” và ” trong sự thắng lợi ấy” nhằm tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn.
Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
a, Bài thơ Qua Đèo Ngang tác giả bà Huyện Thanh Quan có sử dụng cấu trúc đảo ngữ để làm nổi bật cảnh vật, con người và nhấn mạnh tình cảm của nữ nhà thơ khi đứng ở Đèo Ngang.
b, Nhấn mạnh hình tượng rực rỡ, tươi sáng của anh bộ đội Cụ Hồ trong cảnh nắng chiều của núi rừng Tây Bắc.
Câu 4 (trang 123 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Câu ( a) chỉ đơn thuần chỉ là kể chuyện, không nhấn mạnh vào bất kì một từ ngữ nào nên chủ yếu kể về một sự việc được chứng kiến.
Câu ( b) có đảo “trịnh trọng” lên trước chủ ngữ nên bộ phận này được nhấn mạnh vì thế câu này không phải chỉ chú ý đến sự việc được kể mà còn chú ý nhấn mạnh thái độ xuất hiện của đối tượng trong lời kể.
Câu 5 (trang 124 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Sở dĩ tác giả sắp xếp trật tự từ theo trình tự xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm là vì:
– Phản ánh những phẩm chất đáng quý của cây tre Việt Nam theo đúng với trình tự đã được tác giả viết trong văn bản của mình.
– Đi từ phẩm chất bên ngoài, hình thức dễ thấy vào phẩm chất bên trong tiềm tàng.
Câu 6 (trang 124 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Có sự thật không thể phủ nhận được rằng cuộc sống ngày càng bận rộn lại khiến người trẻ trở nên lười vận động. Nếu bạn biết rằng việc ngồi nhiều, ít vận động sẽ khiến cơ thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Hoặc dễ nhận thấy hơn chính là việc trở nên mệt mỏi, hay cáu gắt, stress nặng… Chỉ cần bạn dành ra 30- 45 phút để đi bộ bạn sẽ nhận được những lợi ích bất ngờ. Đi bộ giúp tăng chức năng miễn dịch, tốt cho tim mạch, giảm đau nhức xương khớp chống lại sự ảnh hưởng của các gen thúc đẩy tăng trọng lượng cơ thể. Đi bộ quả là một trong số những cách đơn giản, nhẹ nhàng nhưng mang lại hiệu quả và là môn thể dục lý tưởng cho mọi người.