Soạn văn: Đi bộ ngao du
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 8, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Đi bộ ngao du”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN ĐI BỘ NGAO DU SIÊU NGẮN
Tóm tắt: Đi bộ ngao du
Có một cách đi ngao du rất thú vị đó chính là đi bộ. Đi bộ có rất nhiều lợi ích. Đi bộ cho ta sự tự do, giúp ta thoải mái trong tâm hồn. Đi bộ còn cho ta thu nhận nhiều kiến thức và đặc biệt tốt cho sức khỏe.
Bố cục
– Phần 1(Từ đầu …”bàn chân nghỉ ngơi”): Đi bộ ngao du là hoàn toàn được tự do, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai.
– Phần 2 (Tiếp theo…không thể làm tốt hơn”): Đi bộ ngao du – trau dồi vốn tri thức.
– Phần 3(Còn lại): Đi bộ ngao du rèn luyện sức khoẻ và tinh thần của con người.
Giá trị nội dung
Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài Đi bộ ngao du lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho nhau. Bài này còn thể hiện rõ Ru-xô là một người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.
Đọc – Hiểu văn bản
Câu 1: Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru – xô đã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ.
Trả lời:
Ba luận điểm chính mà tác giả đã trình bày:
– Đi bộ ngao du là hoàn toàn được tự do, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai.
– Đi bộ ngao du – trau dồi vốn tri thức.
– Đi bộ ngao du rèn luyện sức khoẻ và tinh thần của con người.
Câu 2: Trình tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí không? Vì sao?
Trả lời:
Trình độ sắp xếp các luận điểm trên là hợp lí. Vì: Có thể đảo các luân điểm tương ứng với các lợi ích tùy quan điểm của mỗi người. Tuy nhiên, hệ thống luận điểm của bài này phù hợp với suy nghĩ, cuộc đời, quan điểm của Ru-xô hiểu tri thức
Câu 3: Theo dõi các đại từ nhân xưng khi thì “ta” khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận.
Trả lời:
Các đại từ nhân xưng khi thì “ta” khi thì “tôi” chứng tỏ thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi lập luận:
– Tác giả dùng đại từ nhân xưng “ta” khi lí luận chung, xưng “tôi” khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng mình khiến bài viết tăng sự chân thành, thuyết phục hơn.
– “tôi” được thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê-min, người học trò tưởng tượng của ông.
Câu 4: Qua bài này, em hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru – xô?
Trả lời:
Qua tác phẩm, ta thấy bóng dáng của nhà văn Ru-xô
+ Qúy trọng tự do, yêu thiên nhiên.
+ Con người giản dị, muốn sống thuận theo tự nhiên
+ Ông biết cân bằng, coi trọng cả vật chất và đời sống tinh thần
2. SOẠN VĂN ĐI BỘ NGAO DU CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN ĐI BỘ NGAO DU HAY NHẤT
Soạn văn: Đi bộ ngao du (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Bố cục
– Phần 1: (Từ đầu đến “….bàn chân nghỉ ngơi”): Đi bộ ngao du là hoàn toàn được tự do, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai.
– Phần 2 (Tiếp đến “…không thể làm tốt hơn”): Đi bộ ngao du – Trau dồi vốn tri thức.
– Phần 3 (Còn lại): Đi bộ ngao du rèn luyện sức khỏe và tinh thần của con người.
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ Văn tập 2)
– Lập luận chính ở đoạn thứ nhất: đi bộ ngao du thì ta hoàn toàn được tự do, tùy theo ý thích, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai (gã phu trạm), bất cứ cái gi (giờ giấc, xe ngựa, đường sá…)
– Sang đoạn thứ hai, lập luận chính: đi bộ ngao du thì ta sẽ có dịp trau dồi vốn tri thức của ta.
– Đến đoạn cuối, lập luận chính của Ru-xô là đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khoẻ.
Từ ba lập luận chính ấy thử đề xuất một cái nhan đề cho bài văn nghị luận này chính xác hơn cái nhan đề có phần chung chung: “Đi bộ ngao du”. Phải chăng nhan đề đó có thế là “Lợi ích của đi bộ ngao du”?
Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ Văn tập 2)
Trật tự sắp xếp luận điểm là hợp lý.
– Đối với Ru-xô tự do là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Ông luôn khao khát tự do. Ông cảm thấy tự do quý giá như thế nào từ khi còn nhỏ tuổi bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập rồi lại phải đi ở cho người ta để kiếm ăn (dẫn chứng lấy ở mục Những điều cần lưu ý). Suốt đời ông lại đấu tranh cho tự do chống lại chế độ phong kiến (dẫn chứng lấy ở mục Những điều cần lưu ý).
– Ru-xô lại là người thuở nhỏ hầu như không được học hành. Ông rất khao khát kiến thức, cả đời ông phải nỗ lực tự học. Có lẽ vì thế nên lập luận trau dồi vốn tri thức, không phải trong sách vở mà từ thực tiễn sinh động của thiên nhiên được ông xếp ở vị trí thứ hai trong số các lợi ích của đi bộ ngao du.
Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ Văn tập 2)
Tác giả dùng “ta” khi lí luận chung, tác giả xưng “tôi” khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng ông.
Cũng có chỗ những trải nghiệm của cái “tôi” riêng tư ấy được thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê-min, người học trò của ông, tuy rằng Ê-min chỉ là một người học trò do ông tưởng tượng ra mà thôi.
Nhờ sự xen kẽ giữa lí luận trừu tượng (gắn với “ta”) và những trải nghiệm của cá nhân tác giả (gắn với “tôi” nên áng văn nghị luận này không khô khan mà rất sinh động.
Câu 4 (trang 101 sgk Ngữ Văn tập 2)
Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên (núi sông, đồng ruộng, cây cối, hoa lá, không thấy ông nói đến các loài vật).
⟹ Đây là bóng dáng tinh thần của Ru-xô. Bóng dáng ấy hiện lên khá đậm nét trong bài Đi bộ ngao du và đó là nét đặc biệt của bài văn nghị luận này.
Soạn văn: Đi bộ ngao du (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Bố cục
– Phần 1(Từ đầu …”bàn chân nghỉ ngơi”): Đi bộ ngao du là hoàn toàn được tự do, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai.
– Phần 2 (Tiếp theo…không thể làm tốt hơn”): Đi bộ ngao du – trau dồi vốn tri thức.
– Phần 3(Còn lại): Đi bộ ngao du rèn luyện sức khoẻ và tinh thần của con người.
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ Văn tập 2)
Ba luận điểm ứng với 3 đoạn của văn bản:
+ Phần 1: Ý nghĩa của sự tự do chủ động, thoát khỏi những ràng buộc của đi bộ ngao du.
+ Phần 2: Bằng hình thức đi bộ ngao du người ta có thể tùy thích lựa chọn, thu lượm kiến thức mình quan tâm.
+ Phần 3: Đi bộ ngao du là hình thức giúp con người ta khỏe mạnh cả vật chất lẫn tinh thần.
Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ Văn tập 2)
Trật tự các luận điểm được sắp xếp hợp lý trong sự thể hiện tư tưởng của tác giả: khao khát tự do.
+ Cả đời Ru-xô theo quan điểm đấu tranh cho tự do.
+ Do hoàn cảnh từ nhỏ Ru- xô bị đánh đập, đi ở để kiếm ăn, không được học hành nên ông luôn khao khát được tìm hiểu tri thức.
+ Ông tự nỗ lực học tập, trau dồi hiểu biết qua sách vở và cuộc sống.
→ Chủ đề về tích góp kiến thức, trau dồi vốn hiểu biết, tri thức về cuộc sống được ông đề cập tới tiếp sau về chủ đề tự do.
Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ Văn tập 2)
Tác giả dùng đại từ nhân xưng “ta” khi lý luận chung, và dùng đại từ nhân xưng “tôi” khi trình bày những trải nghiệm của bản thân.
+ Nhận định chung, khái quát được bổ sung bằng thể nghiệm của chính cá nhân nhà văn khiến cho bài viết có tính thực tế, chân thành hơn.
+ Khi tác giả mượn vai Ê-min để thể hiện cái “tôi” cá nhân để vấn đề sinh động, lôi cuốn và thuyết phục hơn.
→ Chất văn chính luận không bị xơ cứng, gò bó, không quá giáo điều, khuôn mẫu mà luôn thuyết phục, hấp dẫn bởi kinh nghiệm thực tiễn.
Câu 4 (trang 101 sgk Ngữ Văn tập 2)
Qua tác phẩm, ta thấy bóng dáng của nhà văn Ru-xô
+ Qúy trọng tự do, yêu thiên nhiên.
+ Con người giản dị, muốn sống thuận theo tự nhiên
+ Ông hướng tới sự giáo dục toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.