Soạn văn: Viết bài tập làm văn số 5 – Văn thuyết minh (làm tại lớp)
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 8, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Viết bài tập làm văn số 5 – Văn thuyết minh (làm tại lớp)”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 – VĂN THUYẾT MINH (LÀM TẠI LỚP) SIÊU NGẮN
Đề 1: Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt
- Dàn ý:
Thuyết minh về kính đeo mắt
Mở bài: Giới thiệu về kính đeo mắt
Thân bài:
– Nguồn gốc: Hình dạng ban đầu của kính mắt được xác định đơn giản chỉ là một thấu kính bằng thạch anh được tìm thấy trong di chỉ khảo cổ ở Iraq. Tuy nhiên, những chiếc kính mắt thực sự được ghi nhận đầu tiên vào năm 1260 tại Ý.
– Cấu tạo:
+ Gọng kính: làm bằng kim loại chống gỉ hoặc chất dẻo (cứng hoặc dẻo).Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính.
+ Mắt kính: làm bằng nhựa hoặc thủy tinh trong suốt.
– Phân loại:
+ Kính thuốc: chỉ định cho người mắc tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị). Đơn kính phải do bác sĩ nhãn khoa chỉ định sau khi đã tiến hành khám mắt toàn diện.
+ Kính an toàn: hạn chế dị vật, chống mảnh vỡ bay vào mắt, chắn bớt sáng hay bức xạ.
+ Kính râm: giúp nhìn tốt hơn trong ánh sáng ban ngày, bảo vệ khỏi tia UV, hoặc chỉ để che đôi mắt
+ Kính xem ảnh 3D và 4D, thời trang, thẩm mĩ,…
– Cách sử dụng và giữ gìn : sau khi dùng nên lau kính và cho vào hộp tránh trầy xước.
Kết bài : Cảm nghĩ về vai trò của kính.
- Bài văn mẫu
Bài văn mẫu 1 – Cục tẩy
Đối với các bạn học sinh, người bạn hàng ngày đến trường với mỗi người là thước kẻ, bút chì, sách vở,… nhưng cũng không thể nào thiếu được người bạn giúp chúng ta tẩy xóa lỗi sai chính là cục tẩy. Cục tẩy bé xinh mà có nguồn gốc ra đời vô cùng lâu đời và có nhiều công dụng đối với con người.
Cục tẩy đầu tiên ra đời cách đây đã hàng trăm năm trước, khi ấy bút chì còn được làm bằng chì và thiếc, rất cứng, người ta dùng ruột bánh mì để tẩy những chữ viết sai. Cùng với sự phát triển của bút chì, cục tẩy cũng có bước chuyển mình đáng kể. Người đầu tiên phát minh ra cục tẩy gần với cục tẩy hiện đại là một kĩ sư người anh tên là Edward Nairne, cục tẩy được phát minh trong một cuộc thi sáng chế, sau đó nó được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trên thị trường. Sau khi đạt giải ông Edward đã tâm sự, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc tẩy này là do trên đường ông nhặt được miếng cao su và vô tình phát hiện ra tính năng tẩy các vết bẩn của nó. Dựa trên sự phát hiện đó ông đã sáng chế ra cục tẩy đầu tiền. Ta có thể thấy rằng những phát minh vĩ đại luôn đến với chúng ta một cách thật bất ngờ, người thông minh là người nhìn nhận ra vấn đề và đưa nó ứng dụng vào thực tế.
Cục tẩy có cấu tạo gồm hai phần: tẩy và vỏ tẩy. Vỏ của tẩy thường được làm bằng giấy cứng, trên có ghi mã vạch, nhãn hiệu hoặc có được trang trí bằng những hình ảnh bắt mắt khác nhau. Ruột tẩy rất đa dạng, phong phú về màu sắc: trắng, đen, xanh, đỏ,… thường được làm từ hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur, chúng được kết dính với nhau nhờ cao su.
Có rất nhiều loại tẩy khác nhau. Có loại tẩy đi kèm với bút chì, chúng thường được gắn với đầu bút chì, khi viết sai có thể ngay lập tức sử dụng chúng để tẩy. Loại tẩy này thường có màu hồng, chứa cao su cứng nên việc tẩy đôi khi khó khăn, tẩy quá mạnh tay sẽ rách giấy nên ít khi được sử dụng. Loại tẩy màu trắng dẻo, được làm từ nhựa vinyl tẩy dễ dàng, giấy sạch nên được ưa chuộng hơn. Ngoài ra còn một loại tẩy khác được gọi là tẩy nhào. Tẩy nhào ít xuất hiện trên thị trường, loại này mền hơn hai loại trên rất nhiều, chúng ta có thể nhào trong tay như cục bột. Nó hấp thụ các hạt than chì ở bút chì nên khi tẩy sẽ không để lại vụn,… sử dụng loại tẩy này rất thích, vết bẩn được tẩy hoàn toàn, lại không gây bụi bẩn. Ngoài ra, khoa học kĩ thuật hiện đại phát triển người ta còn phát minh ra tẩy điện, loại này có một chiếc nút bấm, khi cần tẩy chỉ cần ấn vào nút và đưa bút đến diện tích cần tẩy là sẽ xóa được hết vết bẩn. Loại này giá thành cao nhưng vết bẩn đi dễ dàng, giấy không bị xây xước và tiết kiệm được thời gian cho người sử dụng.
Sử dụng tẩy rất đơn giản, ngoài loại tẩy điện có cách sử dụng riêng thì các loại tẩy còn lại đều có cách sử dụng giống nhau. Khi viết sai chúng ta chỉ cần mài tẩy vào phần đó, chà đi chà lại một cách nhẹ nhàng là vết bẩn sẽ bay đi. Các bạn lưu ý, chớ chà mạnh sẽ khiến giấy rách.
Khi sử dụng xong tẩy chúng ta chỉ cần cất gọn gàng. Tránh để tẩy rơi xuống đất, khi tẩy bị bám bẩn các bạn dùng cho lần tiếp theo sẽ vấy bẩn lên trang giấy. Vật dụng nào cũng vậy, khi sử dụng xong chúng ta cần cất cẩn thận, thì mới có thể dụng chúng lâu dài được.
Tẩy là một công cụ phổ biến trong học tập của học sinh, sinh viên, người thiết kế,… nó có ý nghĩa quan trọng với mỗi người. Cục tẩy giúp ta xóa đi những phần viết sai, viết nhầm,..
Từ khi được phát minh cho đến bây giờ tẩy luôn được mọi người ưa chuộng. Dù khoa học kĩ thuật có phát triển hơn nữa, tẩy vẫn sẽ là người bạn đồng hành với các bạn học sinh, sinh viên, kĩ sư,…
Đề 2: Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản.
- Dàn ý
Thuyết minh về đặc điểm truyện ngắn
Mở bài: Nêu được định nghĩa về truyện ngắn
Thân bài:
– Đặc điểm của truyện ngắn
+ Dung lượng: Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang
+ Cốt truyện: truyện ngắn thường hết sức hạn chế về nhân vật, thời gian và không gian . Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định.
+ Nội dung: Đề cập tới các vấn đề nhân sinh, thế sự.
– Ý nghĩa:
+ Chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc
+ Có giá trị nghệ thuật cao.
Kết bài: Cảm nhận của bản thân về đặc sắc, sức hấp dẫn của truyện ngắn
- Bài văn mẫu
Bài văn mẫu – thơ Lục bát
Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.
Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ở câu tám chữ. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính lơ lửng, thanh và vần, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.
Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:
Câu lục: Theo thứ tự tiếng thứ 2 – 4 – 6 là Bằng (B) – Trắc (T) – Bằng (B)
Câu bát: Theo thứ tự tiếng thứ 2 – 4 – 6 – 8 là B – T – B – B
Ví dụ:
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B – T – B)
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B – T – B – B)
Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T – B – T – B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.
Ví dụ:
Có xáo thì xáo nước trong T – T – B
Đừng xảo nước đục đau lòng cò con T – T – B – B
Hay:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T – B – T – B
Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hợp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hợp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thay mà đau đớn lòng.
Như thế ngoài vần chân có ở hai câu 6 8, lại có cả vần lưng trong câu tám. Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.
Ví dụ:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Ngoài đối thanh còn có đối ý:
Dù mặt lạ, đã lòng quen
(Bích câu kì ngộ)
Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau…
Người thương/ơi hỡi/người thương
Đi đâu/mà để/buồng hương/lạnh lùng
Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3: Chồng gì anh/ vợ gì tôi chẳng qua là cái nợ đòi chi đây. Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5… Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thể thơ này.
Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần… đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.
Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần… Hiện tượng lục bát biến thể là vấn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: Lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.
Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhàn vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu… do vậy thể thơ chủ yếu của ca dao vần là thể lục bát vì nó có khả năng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: Tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất nước, yêu lao động, yêu thiên nhiên…. Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thể thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyển tải bằng lục bát. Việc sáng tạo thể thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu …
Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Đề 3: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam ( nón lá, áo dài, trò chơi thả diều…)
- Dàn ý
Thuyết minh về áo dài.
Mở bài : Giới thiệu vè chiếc áo dài Việt Nam-biểu tượng của văn hóa Việt
Thân bài :
– Nguồn gốc : đầu thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 – 1765). Áo dài thay đổi theo từng thời gian và giai đoạn lịch sử khác nhau.
– Cấu tạo :
+ Cổ áo cao 4 – 5cm, khoét hình chữ V trước cổ, ngày nay được biến tấu đa dạng.
+ Thân áo từ cổ xuống phần eo, được may vừa vặn, ôm sát, phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước). Cúc áo thường là cúc bấm từ cổ áo qua vai xuống đến eo.
+ Từ eo xẻ làm hai tà : tà trước và tà sau đều dài quá gối.
– Vai trò:
+ Áo dài Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà…
+ Chiếc áo dài hiện đại vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện.
+ Áo dài xuất hiện nhiều trong thơ văn, hội họa: Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ; mang tính biểu tượng cao.
– Bảo quản : Mặc xong nên giặt phơi nhẹ nhàng, tránh bạc màu, không vứt bừa tránh nhàu xấu. Nên treo trên mắc áo để giữ dáng áo.
Kết bài: Khái quát vai trò của áo dài.
- Bài văn mẫu
Tục ngữ Việt Nam có câu: Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. Suy ngẫm nhiều, chúng ta thấy đúng là y phục góp phần quan trọng vào vẻ đẹp của mỗi con người, góp phần quan trọng vào sự thướt tha của phụ nữ.
Áo dài Việt Nam là loại trang phục truyền thống của Việt Nam, che thân từ cổ đến đầu gối hoặc quá đầu gối, dành cho cả nam lẫn nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội trang trọng, hoặc nữ sinh mặc khi đi học. Không ai biết áo dài nguyên thủy có từ lúc nào và hình dáng ra sao, nhưng theo những hình khắc trên trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm, đã có hình phụ nữ mặc trang phục áo dài với hai tà xẻ. Sử gia Đào Duy Anh viết: Theo sách sử chép thì người Văn Lang xưa mặc áo dài cài nút về bên tả. Từ đó suy rằng trước thời Băc thuộc người Việt gài áo về tay trái, sau bắt chước người Trung Quốc, mới mặc áo gài về bên phải.
Theo từng thời kì lịch sử mà chiếc áo dài có những thay đổi về chi tiết. Kiểu sơ khai của áo dài là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì không buộc hai vạt trước lại. Sau để tiện làm việc, áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân, gồm có hai vạt trước và hai vạt sau. Áo tứ thân hợp với phụ nữ thôn quê quanh năm bươn chải, lao động đồng áng. Sau đó, áo ngũ thân ra đời, phù hợp cho phụ nữ tỉnh thành với sự biến đổi vạt nửa trước bên phải của áo tứ thân thu nhỏ, thành một vạt con. Vạt thứ năm nhỏ hơn, nằm dưới một vạt trước. Áo ngũ thân che kín thân hình, không để hở áo lót, mỗi vạt có hai thân nối sống, tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu. Vạt thứ năm nằm dưới vạt trước, khép kín nhờ năm chiếc khuy, tượng trưng cho “ngũ thường” của Nho giáo và “ngũ hành” của triết học Đông Phương. Đến thể kỉ XVIII, một số người Minh hương bất mãn với nhà Thanh, sang Việt nam lập nghiệp, mang theo một lối sắc phục của người Hoa. Để tạo bản sắc riêng cho dân tộc, Vũ Nương Nguyễn Phúc Khoát (1973 – 1965) đã ban hành một sắc dụ về ăn mặc cho toàn dân xứ Đàng Trong, đây là bước định hình quan trọng cho áo dài biến thành quốc phục Việt Nam: “Áo thì cổ đứng, cửa ống tay rộng hay hẹp tùy tiện, hai bên nách trở xuống phải khâu kín, không được xẻ mở…”.
Nhưng có ý kiến cho rằng áo ngũ thân xuất hiện trong thời vua Gia Long (1802-1819). Năm Minh Mạng triều đình có chiếu chỉ cấm mặc váy mà phải mặc quần hai ống (vì áo ngũ thân phải mặc với quần hai ống, không thể mặc với váy) nên có câu ca dao:
"Tháng tám có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng"
Những năm đầu thế kỉ này tà áo dài theo hai khuynh hướng: Phối hợp với y phục Phương Tây, các nhà tạo mẫu cho ra dời những kiểu áo dài có dây kéo sau lưng. Những kiểu cổ áo trái tim, kiểu cổ truyền thống. Khoảng 1930, họa sĩ Cát Tường sáng tạo ra kiểu áo dài mới bằng cách biến tứ thân, ngũ thân thành áo hai tà. Thân trên áo dược may sát, ôm theo những đường cong của cơ thể tạo ra vẻ yêu kiều, gợi cảm rất độc đáo. Hàng nút cũng được chuyển dịch, cổ áo cũng nhiều thay đổi, và phong phú hơn, mặc với quần ” sa tanh” trắng… gọi là áo dài “Le Mur”, nhưng có đôi người đưa ý kiến phản bác vì quá “lai căng”. Vũ Trọng Phụng cũng có thái độ trong tác phẩm Số đỏ. Một khuynh hướng khác của các nhà tạo mẫu là khuynh hướng trở về nguồn. các nhà thiết kế dùng những hoa văn hình chim hạc trên áo dùng dể thiết kế ở thân trước áo dài, cổ áo dài hoặc dùng những hoa văn trên vải thổ cẩm để làm viền, những chiếc ao dài vừa duyên dáng vừa hiện đại vừa cổ điển, rang phục kèm theo áo dài cũng thay đổi theo thời gian như quần màu đen, trắng hòa cùng màu với áo, khăn đóng ngày nay thay thế bằng vương miện dùng trong ngày cưới của cô dâu.
Năm 1934, một hoặc sĩ khác là Lê Phổ đã bỏ bớt giới nét lai căng và đưa vào những nét đẹp truyền thống của áo dài dân tộc, dược nữ giới hoan nghênh nhiệt liệt.
Sau Cách mạng tháng Tám, đối mặt với giặc đói, giặc dốt, Bác Hồ vận động nhân dân bỏ thói quen mặc áo dài. Ngày hòa bình thống nhất, chiếc áo dài lại được cả nước ca ngợi và sử dụng, nhờ sự khéo léo của những nhà thiết kế mà chiếc áo dài Việt Nam vừa tôn vẻ đẹp dịu dàng thể hiện nét kín đáo thướt tha của người phụ nữ Việt Nam. Vì sao vậy? Phần trên thường kín cổ, thể hiện vẻ kín đóa nhưng cũng làm hiện lên bờ vai và đôi tay trắng thon dài của cô gái rất đẹp. Nhờ cắt may khéo léo, phần trên thể hiện nét đẹp khỏe mạnh gọn gàng, thùy mị của cô gái Việt Nam, đồng thời hai tà áo lúc mở lúc khép, quấn quýt trong giá ạo vẻ thướt tha dịu dàng của chiếc áo dài. Nét đẹp đó làm say mê bao văn nhân, thi sĩ Việt Nam, say mê bao khách nước ngoài khi giao dịch tham quan du lịch Việt Nam. Nhà thơ Nguyên Sa đã viết nhiều bài thơ về áo dài Việt nam như:
"Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ anh viết vẫn nguyên màu lụa trắng"
Cố nhạc sĩ Văn Cao và Phạm Duy cũng đưa hình ảnh áo dài Việt Nam vào trong bài “Bến xuân” của mình “Tà áo em rung trong giấc mộng ngập ngừng ngoài Bến Xuân.” Đến thể kỉ XXI này, tuy xã hội Việt Nam đã theo nhiều trào lưu y phục phương Tây nhưng người ta vẫn không quên giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của chiếc áo dài. Trong vài thệp niên gần đây, tà áo dài đã là đồng phục quy định của nhiều công sở và trường học ngay cả dịp quan trọng như ngày tết , ngày lễ, ngày cưới, người ta cũng dùng áo dài làm trang phục cho cô dâu và phụ nữ. Với những loại vải quý phái, chất liệu đặc biệt như tơ tằm gấm, lụa và vẽ màu sắc lộng lẫy hoặc nhu hòa, chiếc áo dài đã giúp cho người phụ nữ Việt Nam tăng thêm vẻ trang trọng và tươi đẹp. Các nữ sinh mới lớn cắp sách đến trường trong tà áo dài trắng tăng thêm nét yểu điệu, tinh khiết, trong sáng và vô tư như những thiên thần.
Áo dài Việt nam là một trong những nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Người nữ sinh trung học ngày nay nên tự hào khi được mặc chiếc áo này! Bảo vệ nét đẹp áo dài Việt Nam là bảo vệ văn hóa và phong tục của người Việt Nam, nó cũng là nguồn đề tài vô tận cho các thi nhân nghệ sĩ Việt Nam.
2. SOẠN VĂN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 – VĂN THUYẾT MINH (LÀM TẠI LỚP) CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 – VĂN THUYẾT MINH (LÀM TẠI LỚP) HAY NHẤT
Soạn văn: Viết bài tập là văn số 5 - Văn thuyết minh (làm tại lớp) (chi tiết)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
Đề 1: Giới thiều về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
GỢI Ý DÀN DÀI
a) Mở bài.
Giới thiệu khái quát về đồ dùng hay vật dụng đó.
b) Thân bài.
– Miêu tả hình dáng, màu sắc;
– Giới thiệu các bộ phận của đồ dùng hay vật dụng đó;
– Công dụng của đồ vật;
– Cách sử dụng đồ dùng hay vật dụng đó;
c) Kết bài.
– Mối quan hệ của đồ dùng hay vật dụng đó với người học sinh hay với con người nói chung.
Đề 2: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em.
GỢI Ý DÀN DÀI
a) Mở bài.
Giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà em dự định sẽ thuyết minh.
b) Thân bài.
– Giới thiệu nguồn gốc của khu di tích: có từ bao giờ, ai phát hiện ra? đã kiến tạo lại bao giờ chưa?
– Giới thiệu vị trí địa lí, đặc điểm bên ngoài (nhìn từ xa hoặc nhìn từ trên).
– Trình bày về đặc điểm của từng bộ phận của khu di tích: kiến trúc, ý nghĩa, các đặc điểm tự nhiên khác thú vị, độc đáo,…
– Danh lam thắng cảnh của quê hương bạn đã đóng góp như thế nào cho nền văn hoá của dân tộc và cho sự phát triển nói chung của đất nước trong hiện tại cũng như trong tương lai (làm đẹp cảnh quan đất nước, mang lại ý nghĩa về giáo dục, ý nghĩa tinh thần, mang lại giá trị vật chất,…).
c) Kết bài.
Khẳng định lại vẻ đẹp nhiều mặt của danh lam thắng cảnh đó.
Đề 3: Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản (như văn bản đề nghị, báo cáo, thể thơ lục bát,…).
GỢI Ý DÀN DÀI
a) Thuyết minh về một văn bản cần chú ý làm nổi bật những ý sau:
– Giới thệu về các phần các mục của văn bản.
– Công dụng của văn bản.
– Cách làm.
– Những điểm cần lưu ý hay những lỗi thường gặp nên tránh khi tạo lập văn bản.
b) Thuyết minh về một thể loại văn học cần tập trung vào các ý:
– Đặc điểm của thể loại:
+ Về cấu trúc.
+ Về âm thanh.
+ Về nhịp điệu.
+ Số câu, số chữ.
+ Nguyên tắc cấu tạo, xây dựng hình tượng.
…
– Vai trò của thể loại trong lịch sử và trong đời sống văn học nói chung.
Đề 4: Giới thiệu một loài hoa (như hao đào, hoa mai,…) hoặc một loài cây (như cây chuối, cây na,…).
GỢI Ý DÀN DÀI
a) Mở bài.
Giới thiệu tên loài hoa hay loài cây mà em yêu thích.
b) Thân bài.
Thuyết minh về đặc điểm, phẩm chất của loài cây, loài hoa.
– Hoa (cây) có đặc điểm gì nổi bật: nguồn gốc, thân, lá, hoa, nụ, quả.
– Vai trò, tác dụng của loài hoa hay loài cây đó là gì: làm cảnh, trang trí cho đẹp; làm thuốc; lấy quả,…(nếu dẫn ra được các số liệu cụ thể thì càng tốt).
c) Kết bài.
Nêu cảm nghĩ của bản thân đối với loài hoa hay loài cây mà mình yêu thích. Cũng có thể nêu ra những bài học về sự thích thú và ích lợi của cuộc sống gần gũi với thiên nhiên.
Đề 5: Thuyết minh về một giống vật nuôi.
GỢI Ý DÀN DÀI
a) Mở bài.
Giới thiệu về giống vật nuôi mà em định thuyết minh (một loài chim quý, một vật nuôi trong gia đình).
b) Thân bài.
Thuyết minh về đặc điểm, vai trò của loài vật:
– Giới thiệu về hình dáng, cấu tạo, màu sắc, các bộ phận cụ thể của loài vật bằng một giọng văn hớn hở và thích thú.
– Giới thiệu những tập tính của loài vật (cách ăn, ngủ, sinh sản,…).
– Vai trò, công dụng của loài vật đó đối với đời sống con người.
c) Kết bài.
Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình đối với loài vật đó.
Đề 6: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều,…).
GỢI Ý DÀN DÀI
a)Thuyết minh về một sản phẩm cần chú ý làm nổi bật các ý sau:
– Hình dáng, màu sắc của sản phẩm;
– Nguyên liệu tạo nên sản phẩm;
– Cách làm, nơi làm ra sản phẩm đó;
– Các bộ phận, các phần của sản phẩm;
– Công dụng;
– Giá trị văn hoá của sản phẩm;
b) Thuyết minh về một trò chơi, cần tập trung làm rõ các ý:
– Xuất xứ của trò chơi.
– Miêu tả cách chơi:
+ Công đoạn chuẩn bị (ví dụ cách làm diều, các bộ phận của con diều).
+ Khi tiến hành trò chơi.
– Ý nghĩa văn hoá của trò chơi.
Soạn văn: Viết bài tập là văn số 5 - Văn thuyết minh (làm tại lớp) (hay nhất)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
Đề 1: Giới thiệu về đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt
Dàn ý
Giới thiệu về cây bút bi
Mở bài: Giới thiệu đồ dùng học tập quan trọng của học sinh là bút bi
Thân bài:
– Nêu nguồn gốc
+ Từ xa xưa người ta dùng bút lông để viết, để vẽ. Bút này bất tiện vì thường xuyên phải chấm mực, mài mực, viết xong phải rửa bút.
+ Năm 1938, phóng viên người Hunggary là Laszlo Biro cùng người anh trai của mình sáng tạo ra chiếc bút bi đầu tiên trên thế giới.
– Nêu cấu tạo:
+ Vỏ bút: Được làm bằng nhiều chất liệu như nhựa, kim loại tùy theo hãng sản xuất. Bộ phận vỏ bao bên ngoài để chứa các bộ phận bên trong như ruột bút, lò xo.
+ Bộ phận điều chỉnh bút: Một đầu bấm đối diện với đầu ngòi bút. Bộ phận này liên kết với lò xo bên trong để điều chỉnh ngòi. Nếu dùng bút bi có nắp đậy thì không có bộ phận này.
+ Ruột bút: Được làm bằng nhựa cứng, bên trong chứa mực- ống mực. Đầu bút viết có viên bi sắt nhỏ mạ crom hoặc niken, với kích thước viên bi khoảng 0, 38 mm- 0,7 mm chuyển động xoay tròn đẩy mực từ ruột bút ra.
+ Bút bi thay đổi kiểu dáng, hình dạng, màu mực cũng ngày càng đa dạng: có nhiều loại mực như mực nước, nhũ, mực dạ quang. Kiểu dáng ngày càng bắt mắt hơn, an toàn với môi trường.
– Nêu công dụng:
+ Bút bi tiện dụng và quan trọng trong môi trường học tập của học trò. Ngoài ra bút bi còn là vật dụng tiện dụng trong đời sống, công việc của con người.
– Cách bảo quản:
Ngòi bút quan trọng, dễ bị méo bi nên khi sử dụng xong nên bấm tắt bút cho ngòi thụt vào, hoặc đậy nắp để tránh làm hỏng bi và dây mực.
Tránh việc để bút rơi xuống đất, tránh xa nơi có nhiệt độ cao vì những tác nhân này có thể làm méo mó hình dạng bút.
Kết bài: Bút bi có vai trò quan trọng không thể thiếu được trong số đồ dùng học tập của học sinh
Bài văn mẫu
Cây Bút bi
Đối với học sinh chúng ta ngoài vở viết, thước kẻ,… thì bút bi là người bạn đồng hành không thể thiếu trong quá trình học tập. Sử dụng bút bi hàng ngày nhưng không phải ai cũng nắm được nguồn gốc ra đời cũng như cấu tạo của cây bút bi. Để hiểu rõ hơn về người bạn thân thiết này chúng ta hãy cùng lần lượt đi tìm hiểu hành trình bút bi đến với mọi người.
Bút bi ra đời vào năm 1930 bởi nhà báo người Hunggari tên là Lazo Biro. Lazo Biro là một nhà báo tài năng, trong quá trình làm việc của mình ông nhận thấy sự bất tiện của bút mực, khi liên tục làm tay và giấy tờ bị vấy bẩn, không những vậy bút mực còn rất hay bị hỏng. Trong một lần tình cờ nhìn ấy viên bi chạy qua vũng nước để lại những vệt dài ông đã nảy ra ý tưởng làm ra một loại bút viết mực mau khô để thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Được sự giúp đỡ của anh trai, ý tưởng của ông nhanh chóng thành hiện thực và khi đưa vào tiêu dùng tất thảy mọi người đều yêu thích vì những tiện lợi mà loại bút này mang lại.
Bút bi có cấu tạo ba phần cơ bản: vỏ, ruột và bộ phận điều chỉnh bút. Vỏ bút thường được làm bằng những nguyên liệu dẻo, bền như nhựa. Vỏ bút có hình trụ thường dài từ 14-15 cm, vỏ bút có công dụng bao bọc ruột bút, khiến cho việc cầm bút chắc chắn và sử dụng đơn giản hơn. Ruột bút là một ống mực nhỏ, trong làm từ nhựa dẻo. Phía trên ruột bút là đầu bút được làm bằng kim loại, có một viên bi nhỏ ở đầu, khi viết con bi sẽ chuyển động khiến cho mực trong bút ra đều. Bộ phận còn lại là lò xò và nút điều chỉnh. Nút điều chỉnh sẽ giúp ta khi sử dụng thì bấm vào ngòi bút sẽ trồi ra, khi sử dụng xong tiếp tục ấn vào đó ngòi bút sẽ thụt vào trong, bảo vệ ngòi bút không bị hư hại.
Nguyên lí hoạt động của bút bi rất đơn giản, với loại bút bi có nút bấm chúng ta chỉ cầm bấm vào nút, ngòi bút sẽ trồi ra, viên bi trên đầu bút sẽ chuyển động, tạo nên những nét chữ thanh thoát đẹp đẽ. Khi sử dụng xong chúng ta chỉ cần bấm nút lại. Bảo quan bút bi cũng không hề cầu kì, khi sử dụng xong chúng ta chỉ cần bấm nút hoặc đóng nắp bút lại để đảm bảo bút khi bị rơi không bị va chạm với mặt đất sẽ dẫn đến hỏng ngòi bút.
Bút bi là vật dụng phổ biến đối với tất cả mọi người, luôn được ưa chuộng và tin dùng bởi những ưu điểm của mình. Bút bi nhỏ gọn, bền lại vô cùng dễ sử dụng và vận chuyển. Giá thành mỗi chiếc bút bi lại rất rẻ, phù hợp với nhu cầu của học sinh, sinh viên. Nhưng bên cạnh những ưu điểm, bút bi cũng còn một vài hạn chế: vì viết nhanh nên chữ thường không được đẹp, ngòi bút điều tiết mực không kịp có thể bị ra quá nhiều, khiến sách vở bị bẩn.
Bút bi có vai trò ý nghĩa to lớn với mỗi chúng ta. Bút là người bạn thân thiết đồng hành với mỗi học sinh trong quá trình học tập, cùng ta tiếp thu tri thức, nâng cánh những ước mơ. Người ta vẫn thường nói “nét chữ nết người”, chữ nghĩa cũng phần nào thể hiện tính cách con người. Bạn là người cẩn thận hay cẩu thả chỉ cần nhìn chữ bạn viết là tôi có thể biết điều đó. Không chỉ vậy, chỉ với cây bút nhỏ xinh ta có thể giãi bày biết bao nỗi niềm, tâm sự, làm vơi bớt nỗi buồn trong lòng,… Quả thật nếu thiếu bút, đời sống tư tưởng, tình cảm của chúng ta chẳng biết gửi gắm ở đâu.
Bút bi là người bạn thân thiết, đồng hành trong suốt cuộc đời ta. Bởi vậy, trong quá trình sử dụng chúng ta phải có ý thức giữ gìn những người bạn yêu quý này, tránh quăng quật, vứt linh tinh làm hỏng bút.
Đề 2: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở quê em
Dàn ý
Chọn thuyết minh về khu du lịch Tràng An
Mở bài: Giới thiệu danh lam thắng cảnh Tràng An- Ninh Bình là điểm du lịch nổi tiếng thu hút đông đảo du khách.
Thân bài:
1. Lịch sử hình thành
– Là khu quần thể di sản thế giới
– Hệ thống núi đá vôi có tuổi địa chất 250 triệu năm
– Núi đá, hang động, hang động được vua Đinh Tiên Hoàng làm thành Nam bảo vệ kinh đô Hoa Lư
2. Vị trí địa lý
– Nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 7km và cách cố đô Hoa Lư 3km đi về phía nam.
– Vùng lõi di sản Tràng An- Tam Cốc có diện tích 6172 ha, trở thành vùng bảo vệ đặc biệt nằm trong di sản thế giới Tràng An với diện tích 12252 ha.
– Tham quan khu quần thể danh thắng Tràng An chủ yếu bằng thuyền, để đi vào các hang động.
3. Cảnh quan thiên nhiên.
– Hang động
+ Có tới 31 hồ, 48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài hơn 2 km như hang Địa Linh, Sinh Dược.
+ Hang động hình thành do nhũ đá bị phôi hóa tạo thành nhiều hang động đẹp như: hang Nấu Rượu, hang Cơm
+ Nhiều hang động được công nhận là di tích khảo cổ học như di tích hang Trống( có dấu vết của người tiền sử từ 3000- 30000 năm trước, di tích hang Bói (dấu ấn của cư dân cổ sống cách đấy từ 5000 đến 30000 năm), di tích mái đá Thung Bình, di tích mái đá Hang Chợ.
– Non nước:
+ Tràng An tạo thành nhiều hành trình xuyên thủy khép kín mà không phải đi thuyền quay ngược lại, quần thể được ví như trận đồ bát quái.
+ Điều kì diệu ở Tràng An là các hồ được nối liền với nhau bởi các hang động xuyên thủy có độ dài ngắn khác nhau.
4. Giá trị về mặt lịch sử, văn hóa
Tràng An gắn liền với những giá trị lịch sử, văn hóa vùng đất cố đô Hoa Lư, nơi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn lập ra nước Đại Cồ Việt.
Tràng An còn được gọi là Thành Nam rộng lớn, là vùng núi cao để che chở, phòng thủ cho kinh đô Hoa Lư bấy giờ.
– Các di tích văn hóa nổi bật: đền Trình, đền Tứ Trụ, đền Trần, Phủ Khống, hang Giọt, hang Bói….
Kết bài: Nêu cảm nghĩ ( niềm vui, niềm tự hào) về danh thắng nổi tiếng thu hút khách du lịch và những người khảo cứu lịch sử.
Bài văn mẫu
Vịnh Hạ Long
Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: “Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh”. Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?
Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).
Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.
Trước hết về vị trí của vịnh Hạ Long thì nó nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106o58′ – 107o22′ kinh độ Ðông và 20o45′ – 20o50′ vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2.
Tiếp nữa là về đảo ở đây thì có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo nơi đây gồm có hai dạng đó là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái tử long và vinh Hạ Long. Ở đây thì chúng ta thấy được hàng loạt những hang động đẹp và nổi tiếng. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.
Đến với Hạ Long thì người ta không thể nào rời mắt khỏi những cảnh vật nơi đây. Nào là núi, nào là nước với những hang động thật sự hấp dẫn người ta muốn đi tới tận cùng để tìm thấy cái hữu hạn trong cái vô hạn của trời nước, núi non ấy. chúng ta cứ ngỡ rằng ngọn núi kia giống như những người khổng lồ vậy, ngồi trong thuyền mà ngước lên để đo tầm cao của những ngọn núi ấy thật sự là mỏi mắt. Đến đây ta mới biết hết thế nào là sự hùng vĩ, thế nào là sự hữu tình giữa nước và non. Làn nước biển mặn mà vị xa xăm của muối. Hang động với những nhũ đá như sắp rơi xuống nhưng thật chất lại là không rơi. Nó cứ tua tủa như muôn ngàn giọt ngọc dạng lỏng lấp lánh dính vào nhau nhưng không rơi xuống.
Con người nơi đây cũng thật sự là rất đáng yêu đáng quý. Họ không những mến khách mà còn như một người hướng dẫn viên du lịch vừa nói giới thiệu tả cảnh vừa vững tay chèo đẩy lái đến nơi khách muốn qua. Những con người ở đây nồng nhiệt mỗi khi có khách đến và khi khách đi thì để lại những ấn tượng khó phai về những con người miền non nước hữu tình với những tình cảm mặn mà như là muối biển vậy.
Qua đây ta thấy vịnh Hạ Long rất xứng đáng là một trong bảy kì quan của thế giới. Nếu những ai đã được đặt chân đến đây thì chắc hẳn rất ấn tượng bởi cảnh đẹp và con người nơi đây. Còn những ai chưa đến thì hãy nhanh chóng đến mà tận hưởng những gì là tạo hóa ban tặng, những gì là mẹ thiên nhiên.
Đề 3: Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản ( như văn bản đề nghị, báo cáo, thể thơ lục bát…)
Dàn ý
Chọn: thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Mở bài: Giới thiệu về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt
Thân bài:
– Nguồn gốc:
+ Thơ thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.
+ Thơ thất ngôn tứ tuyệt ra đời vào thời nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
– Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
+ Mỗi bài thơ gồm 4 câu, 7 chữ (số dòng số chữ không được thêm bớt)
+ Luật thơ: có bài thơ gieo vần bằng, có bài gieo vần trắc nhưng chủ yếu là gieo vần bằng.
+ Cách đối: đối hai câu thơ đầu hoặc đối hai câu thơ cuối, hoặc không có đối.
+ Cách hiệp vần: chữ cuối của câu 1 bắt vần với chữ cuối của câu 2 và 4.
– Bố cục thơ:
+ 4 câu tương ứng với 4 phần khai, thừa, chuyển, chuyển hợp
+ Nội dung 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình
– Nhận xét ưu điểm: Có sự kết hợp hài hòa cân đối nhạc điệu. Thích hợp để viết về chủ đề thiên nhiên, tình yêu đất nước.
+ Khuyết điểm: Niêm luật và thi pháp chặt chẽ, nghiêm ngặt, đa dạng nhưng không dễ làm, số câu chữ không được thêm bớt tùy tiện.
Kết bài: Nêu giá trị của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đối với nền thơ ca nói chung.
Bài văn mẫu
Thơ Lục bát
Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.
Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ở câu tám chữ. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính lơ lửng, thanh và vần, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.
Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:
Câu lục: Theo thứ tự tiếng thứ 2 – 4 – 6 là Bằng (B) – Trắc (T) – Bằng (B)
Câu bát: Theo thứ tự tiếng thứ 2 – 4 – 6 – 8 là B – T – B – B
Ví dụ:
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B – T – B)
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B – T – B – B)
Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T – B – T – B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.
Ví dụ:
Có xáo thì xáo nước trong T – T – B
Đừng xảo nước đục đau lòng cò con T – T – B – B
Hay:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T – B – T – B
Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hợp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hợp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thay mà đau đớn lòng.
Như thế ngoài vần chân có ở hai câu 6 8, lại có cả vần lưng trong câu tám. Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.
Ví dụ:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Ngoài đối thanh còn có đối ý:
Dù mặt lạ, đã lòng quen
(Bích câu kì ngộ)
Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau…
Người thương/ơi hỡi/người thương
Đi đâu/mà để/buồng hương/lạnh lùng
Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3: Chồng gì anh/ vợ gì tôi chẳng qua là cái nợ đòi chi đây. Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5… Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thể thơ này.
Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần… đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.
Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần… Hiện tượng lục bát biến thể là vấn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: Lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.
Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhàn vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu… do vậy thể thơ chủ yếu của ca dao vần là thể lục bát vì nó có khả năng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: Tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất nước, yêu lao động, yêu thiên nhiên…. Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thể thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyển tải bằng lục bát. Việc sáng tạo thể thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu …
Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Đề 4: Thuyết minh về hoa mai.
Dàn ý
Mở bài:
Giới thiệu về hoa mai là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam, hoa mai là loại hoa đặc trưng của mùa xuân, được mang trang trí cho ngôi nhà của các gia đình Việt đặc biệt là gia đình người miền Nam.
Thân bài:
1. Nguồn gốc và các loại mai
Cây hoa mai có nguồn gốc từ trong rừng, vì nó có hoa nở lâu tàn, và màu sắc nổi bật nên được đưa về làm cảnh.
Mai có nhiều loại chủ yếu là các loại như mai vàng, mai tứ quý, mai trắng, mai chiếu thủy.
2. Cấu tạo cây hoa mai
+ Cây hoa mai là cây thân gỗ có chiều cao trung bình tầm 2m
+ Từ thân phân chia thành nhiều nhánh nhỏ, có màu xanh lục và tán luôn xòe rộng.
+ Loại hoa này phân bố nhiều ở những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng và các tỉnh ở vùng đồng bằng Cửu Long.
3. Cách chăm sóc
+ Hoa mai thường được trồng trong các chậu lớn để làm cảnh.
+ Hoa mai ưa nơi sáng, không bị úng nước, người ta thường tuốt lá mai và bón phân để hoa mai ra đúng vào dịp Tết
4. Giá trị và ý nghĩa của hoa mai trong đời sống
+ Hoa mai làm đẹp thêm cho không gian sống.
+ Hoa mai tượng trưng cho sự sung túc, phú quý, may mắn
+ Hoa mai còn tượng trưng cho phẩm cách thanh cao, tốt đẹp của con người Việt Nam.
Kết bài: Khẳng định vị trí của giá trị mai trong cuộc sống. Cảm xúc khi được thưởng thức vẻ đẹp thanh cao của mai- một trong số “tứ quý” của bộ tranh “tứ bình”
Đề 5: Thuyết minh về một giống vật nuôi.
Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu khái quát về giống vật nuôi (chó)
Thân bài:
Luận điểm 1: Nguồn gốc
– Chó là loài động vật có vú, có tổ tiên là loài cáo và chó sói; sau đó tiến hóa thành loài chó nhỏ, màu xám, sống trong rừng, dần dần được con người thuần hóa và trở thành vật nuôi phổ biến nhất trên thế giới.
Luận điểm 2: Phân loại
– Chó ở Việt Nam được chia thành 2 loại chính: chó thuần chủng có nguồn gốc tại Việt Nam (chó cỏ) và chó có nguồn gốc từ nước ngoài (chó Alaska, chó Bulldog,…)
Luận điểm 3: Đặc điểm
– Chó là loài động vật có vú, các bộ phận cơ thể phát triển khá hoàn thiện, gồm: phần đầu, phần thân, và phần đuôi.
– Chó đặc biệt phát triển ở các giác quan: thính giác, khứu giác, giúp nó có thể thích nghi với hoạt động săn mồi.
+ Chó có đôi tai to, rất thính, có thể nhận biết được 35.000 âm rung chỉ trong 1 giây
+ Mũi chó rất thính, có thể nhận biết tới tối đa 220 triệu mùi khác nhau.
– Mắt chó có 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ 3 nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn.
– Não chó rất phát triển. Vì vậy, loài chó là một trong những loài vật được nuôi nhiều nhất trên thế giới vì sự thông minh, nhạy bén, dễ bảo, và đặc biệt trung thành với chủ.
– Về thời gian sinh sản: Thời gian mang thai trung bình của chó từ 60-62 ngày. Chó khi mới sinh ra được bú mẹ và chăm sóc đến khi trưởng thành. Trong thời gian mang thai và chăm sóc con, chó mẹ rất hung dữ và nhạy cảm.
– Về sức khỏe: chó có tuổi thọ khá cao so với các con vật nuôi khác, trong điều kiện thuận lợi, chó có thể sống tới 12 đến 15 năm.
Luận điểm 4: Lợi ích và ý nghĩa của loài chó
Luận điểm 5: Một số lưu ý khi nuôi chó
– Chó là loài vật dễ nuôi, dễ bảo. Tuy nhiên khi nuôi cần chú ý một số điều:
+ Tránh bạo hành chó
+ Chú ý nguồn thức ăn: Một số thức ăn gây ngộ độc cho chó: Socola, hành, tỏi, nho,…
+ Đối với những loài chó dữ, người nuôi chó cần có lồng nhốt hoặc xích để giữ chó
+ Tiêm phòng cho chó ngay từ khi còn nhỏ, đặc biệt là tiêm phòng dại.
Kết bài: Khái quát lợi ích của vật nuôi.
Đề 6: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam ( nón lá, áo dài, trò chơi thả diều…)
Dàn ý: Thuyết minh về áo dài.
Mở bài : Giới thiệu vè chiếc áo dài Việt Nam-biểu tượng của văn hóa Việt
Thân bài :
– Nguồn gốc : đầu thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 – 1765). Áo dài thay đổi theo từng thời gian và giai đoạn lịch sử khác nhau.
– Cấu tạo :
+ Cổ áo cao 4 – 5cm, khoét hình chữ V trước cổ, ngày nay được biến tấu đa dạng.
+ Thân áo từ cổ xuống phần eo, được may vừa vặn, ôm sát, phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước). Cúc áo thường là cúc bấm từ cổ áo qua vai xuống đến eo.
+ Từ eo xẻ làm hai tà : tà trước và tà sau đều dài quá gối.
– Vai trò:
+ Áo dài Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà…
+ Chiếc áo dài hiện đại vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện.
+ Áo dài xuất hiện nhiều trong thơ văn, hội họa: Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ; mang tính biểu tượng cao.
– Bảo quản : Mặc xong nên giặt phơi nhẹ nhàng, tránh bạc màu, không vứt bừa tránh nhàu xấu. Nên treo trên mắc áo để giữ dáng áo.
Kết bài: Khái quát vai trò của áo dài.