Soạn văn: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 8, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ
Dàn ý của bài văn tự sự
Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự
Đọc bài văn Món quà sinh nhật của Trần Hoài Dương (trang 92, 93, 94 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và trả lời các câu hỏi:
a) Bài văn trên có thể chia làm ba phần. Hãy chỉ ra ba phần đó và nêu nội dung khái quát của mỗi phần.
b) Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố:
– Bài văn kể về việc gì? Ai là người kể chuyện.
– Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Hoàn cảnh nào?
– Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao?
– Câu chuyện diễn ra như thế nào?
c) Nội dung trên được trình bày theo trình tự nào?
Trả lời:
– Mở bài (từ đầu… bày la liệt trên bàn): quang cảnh chung của buổi lễ sinh nhật.
– Thân bài (tiếp … chỉ gật đầu không nói) : món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.
– Kết bài (còn lại): cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật.
b)
– Bài văn kể về sinh nhật của Trang và món quà độc đáo của người bạn. Trang là người kể chuyện và kể ở ngôi thứ nhất.
– Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, trong bữa tiệc sinh nhật của Trang.
– Chuyện xảy ra với Trang – nhân vật chính, ngoài ra còn có các nhân vật khác là Trinh, Thanh và các bạn khác. Tính cách của các nhân vật là:
+ Trang: hồn nhiên, nôn nóng
+ Trinh: kín đáo, đằm thắm, sâu sắc
+ Thanh: nhanh nhẹn, tinh ý
– Câu chuyện đã xảy ra: bắt đầu từ buổi sinh nhật, từ chuyện Trinh mãi chưa tới khiến Trang trách móc và lo lắng. Đỉnh điểm của câu chuyện ở việc Trinh đến mang theo món quà độc đáo, và Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh từng nói. Sự bất ngờ nằm ở kỉ niệm đẹp của Trang và Trinh trong vườn ổi.
– Các yếu tố miêu tả và biểu cảm:
+ Yếu tố miêu tả: suốt cả buổi sáng, nhà tôi tấp nập kẻ ra người vào; các bạn ngồi chật ních cả nhà; Trinh đang tươi cười; Trinh lom khom; Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói
→ Tác dụng: hình dung ra buổi sinh nhật và tình bạn thắm thiết giữa Trang và Trinh
+ Yếu tố biểu cảm: tôi vẫn cứ bồn chồn không yên; bắt đầu lo; tủi thân và giận Trinh; giận mình quá; cảm ơn Trinh quá; quý giá làm sao
→ Tác dụng: Bộc lộ tình cảm bạn bè gắn bó, thắm thiết và sâu sắc
c)
Những nội dung trên được kể theo trình tự thời gian
Dàn ý của một bài văn tự sự
a) Mở bài: Thường giới thiệu sự việc về nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện (cũng có khi nêu kết quả của sự việc, số phận nhân vật trước).
b) Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định, thực chất là trả lời câu hỏi: Câu chuyện đã diễn ra như thế nào?
Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.
c) Kết bài: Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc (người kể chuyện hay một nhân vật nào đó).
Luyện tập
Câu 1: Từ văn bản Cô bé bán diêm hãy lập dàn ý
Trả lời:
1. Mở bài
Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của cô bé bán diêm
2. Thân bài
– Cảnh giá rét của đêm và cảnh ngộ đáng thương.
– 4 lần quẹt diêm:
+ Lần thứ nhất hiện ra một cái lò sưởi.
+ Lần thứ hai là bàn ăn thịnh soạn.
+ Lần thứ ba thấy một cây thông Nô-en.
+ Lần thứ tư được gặp người bà hiền hậu.
+ Lần thứ 5 được cùng bà bay lên cao mãi
– Kết quả: mọi thứ hiện ra khi quẹt diêm đều là ảo ảnh.
– Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen, mỗi lần quẹt diêm đều là ảo ảnh và cảm giác.
3. Kết bài:
Kết cục cô bé đã chết vì lạnh và đói, nhưng không ai biết về những điều kì diệu mà cô bé đã thấy.
Câu 2: Lập dàn ý cho đề bài: “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”
1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về người bạn và kỉ niệm với người bạn khiến em xúc động và nhớ mãi
2. Thân bài
– Kỉ niệm đó xảy ra lúc nào, ở đâu và với những ai?
– Quá trình xảy ra như thế nào: các sự việc chính và chi tiết từ khi bắt đầu, đỉnh điểm và kết thúc.
– Điều khiến em xúc động nhất là gì? Xúc động như thế nào?
3. Kết bài
Suy nghĩ, cảm xúc của em về kỉ niệm đó.
2. SOẠN VĂN LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ HAY NHẤT
Soạn văn: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (chi tiết)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
I. DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
Đọc bài văn Món quà sinh nhật của Trần Hoài Dương (trang 92, 93, 94 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và trả lời các câu hỏi:
a) Bài văn trên có thể chia làm ba phần. Hãy chỉ ra ba phần đó và nêu nội dung khái quát của mỗi phần.
b) Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố:
– Bài văn kể về việc gì? Ai là người kể chuyện.
– Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Hoàn cảnh nào?
– Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao?
– Câu chuyện diễn ra như thế nào?
c) Nội dung trên được trình bày theo trình tự nào?
Trả lời:
a) Bài văn trên có thể chia làm ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
– Mở bài: Từ đầu đến “bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn”. Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
– Thân bài: Từ “Vui thì vui thật” đến “Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói”: Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.
– Kết bài: Từ “Cảm ơn Trinh quá” đến “đến hôm nay có được chùm quả Làng tươi thơm mát này…”: Cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật.
b)
– Truyện kế về một tấm lòng thơm thảo đáng trân trọng của một người bạn, thể hiện qua món quà sinh nhật đầy ý nghĩa. Người kế chuyện là Trang, nhân vật xưng tôi (ngôi thứ nhất).
– Câu chuyện xảy ra tại nhà Trang giữa buối sinh nhật đông đủ tấp nập.
– Chuyện xảy ra nhân vật xưng tôi (Trang). Có nhiều nhân vật nhưng chủ yếu là Trinh, người bạn thân nhất của Trang . Đây cũng là hai nhân vật chính của truyện. Trinh là một nhân vật: sâu sắc, biết nâng niu trân trọng tình bạn. Trong ngày sinh nhật của Trang, mọi người đều có mặt cả rồi, riêng Trinh vẫn chưa đến, Trang hiểu lầm là bạn đã quên.
– Điều tạo nên sự bất ngờ trong truyện này là nhờ tác giả khéo dựng tình huống truyện. Ông đưa được người đọc nhập vào tâm trạng chờ đợi và có ý chê trách của nhân vật Trang về sự vô tâm, chậm trễ của người bạn đặc biệt là người bạn này lại có một tâm lòng thơm thảo đáng trân trọng thể hiện cụ thể qua món quà sinh nhật nhiều ý nghĩa: Nó không phải là món quà mua vội vàng trên vỉa hè, trong cửa hiệu, chỉ cần bỏ tiền ra là mua được, mà nó là cả một tấm lòng trân trọng của Trinh. Trinh đã ấp ủ, nâng niu hàng nghĩ đến suốt bao ngày nay.
c) Trong văn bản Món quà sinh nhật, tác giả chủ yếu kế lại câu chuyện theo trình tự thời gian nhưng trong quá trình kể có chỗ tác giả ngược thời gian nhớ về sự việc cũ đã diễn ra “lâu lắm, từ mấy tháng trước, lúc ổi đang ra hoa…”.
2. Dàn ý của một bài văn tự sự
a) Mở bài: Thường giới thiệu sự việc về nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện (cũng có khi nêu kết quả của sự việc, số phận nhân vật trước).
b) Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định, thực chất là trả lời câu hỏi: Câu chuyện đã diễn ra như thế nào?
Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.
c) Kết bài: Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc (người kể chuyện hay một nhân vật nào đó).
II. LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 95 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Từ văn bản Cô bé bán diêm hãy lập dàn ý
Lời giải chi tiết:
* Mở bài: Quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh cô bé bán diêm.
* Thân bài:
– Những lần quẹt diêm và những mộng tưởng ảo ảnh.
+ Lần thứ nhất em thấy lò sưởi
+ Lần thứ hai thấy bàn ăn
+ Lần thứ ba thấy cây thông No-el
+ Lần thứ tư gặp bà
+ Em đã quẹt hết cả bao diêm để níu giữ bà em
– Nghệ thuật: Kết hợp các các yếu tố miêu tả và biểu cảm ( mỗi làn quẹt diêm, tất cả đều là ảo ảnh, và cảm giác của em.
* Kết bài: mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, họ nhìn thấy em bé bán diêm chết
Trả lời câu 2 (trang 95 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Lập dàn ý cho đề bài: “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”
Lời giải chi tiết:
* Mở bài: Giới thiệu đôi nét về người bạn tuổi thơ và kỉ niệm không quên.
* Thân bài: Kế về kỉ niệm còn nhớ mãi ấy:
– Xảy ra ở đâu, lúc nào, với ai?
– Diễn ra như thế nào? (Bắt đầu ra sao? Diễn biến thế nào? Kết quả ra sao?)
– Điều gì khiến em xúc động. Xúc động ra sao? Các biểu hiện của sự xúc động ấy.
* Kết bài. Suy nghĩ của em về kỉ niệm đó.
Soạn văn: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (hay nhất)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
I- Dàn bài của bài văn tự sự
Tìm hiểu dàn bài của bài văn tự sự
a, Đoạn văn trên có thể chia làm 3 phần:
+ Mở bài ( từ đầu… bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn): kể khái quát về ngày sinh nhật
+ Thân bài (tiếp… chỉ gật đầu không nói) kể về lí do đến muộn và món quà độc đáo của bạn.
+ Kết bài (còn lại) cảm xúc của người viết về món quà sinh nhật
b, Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau:
– Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang và món quà sinh nhật của Trinh.
+ Người kể chuyện là Trang, ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)
– Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào ngày sinh nhật, trong hoàn cảnh mọi người tới dự sinh nhật đông đủ, chỉ thiếu mỗi Trinh (bạn của Trang)
– Chuyện gồm các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh và các bạn cùng lớp.
+ Trang quý và lo lắng cho bạn
+ Trinh muốn dành cho bạn bất ngờ
– Câu chuyện diễn ra:
+ Ban đầu từ buổi sinh nhật, tất cả mọi người đều tới chỉ thiếu Trinh.
+ Đỉnh điểm câu chuyện là Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh nói khi ổi mới ra hoa
+ Kết thúc truyện là tấm lòng của bạn Trinh, người đã ấp ủ, nâng niu, nghĩ tới món quà sinh nhật độc đáo cho bạn
– Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau:
+ Miêu tả cảnh ngày sinh nhật
+ Miêu tả chi tiết món quà sinh nhật là chùm ổi
+ Biểu cảm trong tiếng reo của Thanh, trong câu trách của Trang
+ Sự cảm động của Trang khi nhận được quà.
c, Những nội dung trên (b) được kể tuần tự theo thời gian diễn ra buổi sinh nhật, tuy nhiên có sử dụng hồi ức để gợi lại cảnh ngày ổi mới ra hoa.
II-Luyện tập
Bài 1 ( trang 95 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
Từ truyện Cô bé bán diêm, hãy lập ra một dàn ý cơ bản theo những gợi ý sau:
– Mở bài: giới thiệu khung cảnh giao thừa, hoàn cảnh cô bé bán diêm (đói rét, không dám về nhà)
– Thân bài: Những lần quẹt diêm và những mộng tưởng ảo ảnh.
+ Lần thứ nhất em thấy lò sưởi
+ Lần thứ hai thấy bàn ăn
+ Lần thứ ba thấy cây thông No-el
+ Lần thứ tư gặp bà
+ Em đã quẹt hết cả bao diêm để níu giữ bà em
– Kết hợp các các yếu tố miêu tả và biểu cảm ( mỗi làn quẹt diêm, tất cả đều là ảo ảnh, và cảm giác của em.
Kết bài: mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, họ nhìn thấy em bé bán diêm chết
+ Họ không thể biết được điều kì diệu mà em đã trông thấy khi bật diêm
Bài 2 (trang 95 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
Lập dàn ý cho đề bài: “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”
– Mở bài: Giới thiệu về người bạn tuổi thơ và kỉ niệm em xúc động và nhớ mãi.
– Thân bài: Kể lại kỉ niệm xúc động của hai người:
+ Chuyện diễn ra như thế nào: đầu tiên, diễn biến, kết quả.
+ Điều gây xúc động mạnh nhất ( đưa yếu tố miêu tả vào)
– Kết bài: Kỉ niệm đó vì sao em nhớ mãi. Đó là kỉ niệm có ảnh hưởng thế nào tới tình cảm của hai người, với những người xung quanh.