Soạn văn: Ôn dịch, thuốc lá
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 8, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Ôn dịch, thuốc lá”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
Bố cục
Chia làm 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu…nặng hơn cả AIDS) : nạn ôn dịch thuốc lá
+ Phần 2 ( tiếp…con đường phạm pháp): tác hại về sức khỏe và kinh tế mà ôn dịch thuốc lá gây ra
+ Phần 3 (còn lại) : lời kêu gọi đẩy lùi vấn nạn.
Tóm tắt
Thuốc lá là một ôn dịch nguy hiểm đe dọa tới sức khỏe và tính mạng con người nặng hơn cả AIDS. Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể gây các bệnh về họng, phế quản và các vấn đề nghiêm trọng khác, đặc biệt là ung thư. Khói thuốc còn khiến những người xung quanh phải chịu luồng độc. Khói thuốc lá còn khiến những người thân xung quanh chịu phải luồng độc. Tỉ lệ thanh thiếu niên Việt Nam hút thuốc ngang với các thành phố Âu- Mĩ. Cần phải chung tay chống lại, ngăn chặn nạn ôn dịch thuốc lá.
Đọc – hiểu văn bản
Câu 1: Ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản
Trả lời:
– Tác dụng của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”:
+ Nhằm nhấn mạnh sự nguy hại của thuốc lá nguy hiểm như ôn dịch.
+ Tỏ thái độ căm ghét với thuốc lá
+ Ngắn gọn, súc tích gây ấn tượng cho người đọc.
– Vẫn có thể sửa tên nhan đề thành “ôn dịch thuốc lá” hoặc thuốc lá là một loại ôn dịch” tuy nhiên sẽ giảm đi tính biểu đạt, biểu cảm, tạo ấn tượng của nhan đề vốn có
Câu 2: Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận?
Trả lời:
Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá, vì: Tác giả đưa ra một lối so sánh của một nhà quân sự tài ba để chúng ta thấy được sự nguy hại của ôn dịch này. Chúng ta có thể hiểu rằng: thuốc lá cũng như một loại giặc và nó sẽ gặm nhấm, sẽ khiến con người chết dần chết mòn.
Đưa ra lối so sánh này sẽ khiến cho lập luận trở lên sắc bén, thuyết phục hơn.
Câu 3: Vì sao tác giả đặt giả định có người báo: “Tôi hút; tôi bị bệnh, mặc tôi!” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá?
Trả lời:
Tác giả đặt giả định “tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” vì:
– Tác giả bác bỏ những sự ngụy biện, chống chế thường gặp ở những người hút thuốc.
– Để chỉ rõ thuốc lá nó không chỉ ảnh hưởng tới một người hút mà nó còn ảnh hưởng, còn đầu độc tới mọi người xung quanh
– Thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc với những người hút thuốc lá và đề nghị những người hút thuốc lá phải có ý thức ra hành lang hoặc ngoài sân để không ảnh hưởng đến người khác.
Câu 4: Vì sao tác giả so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu – Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này?
Trả lời
So sánh tình hình hút thuốc ở nước ta ngang với các thành phố lớn ở Âu- Mĩ, trước khi đưa ra lời kêu gọi nhằm mục đích:
– Những số liệu so sánh ấy sẽ là sự báo động về tình hình hút thuốc lá ở mức cao của thanh thiếu niên hiện nay đặc biệt là trong tình hình nước ta còn kém phát triển.
– Hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà chức trách khi các biện pháp chống thuốc lá còn chưa cứng rắn, quyết liệt.
– Cảnh báo cho chúng ta về những vấn nạn, ôn dịch khác mà thuốc lá kéo theo.
Luyện tập
Câu 1: Tìm hiểu tình trạng hút thuốc ở một số người thân hoặc bạn bè quen biết. Dựa vào cách lập bảng thống kê của bài đọc thêm số 1 để phân loại nguyên nhân.
Câu 2: Dùng năm dòng để ghi lại cảm nghĩ của mình sau khi đọc bản tin của báo Sài Gòn tiếp thị trích in ở bài đọc thêm số 2.
Trả lời:
Trên báo “Sài Gòn tiếp thị”, câu chuyện về cái chết của chàng tỉ phú Ra-pha-en đã khiến chúng ta giật mình. Một chàng thanh niên mới 23 tuổi, thừa hưởng khối gia sản khổng lồ, một tương lai đang rộng mở. Thế nhưng, mọi thứ đã kết thúc trong cơn mê bạch phiến. Chúng ta vừa tiếc nuối, vừa trách chàng trai non dại và lại càng lo lắng cho con em chúng ta. Hãy giáo dục con cái cẩn thận, tránh xa những chất kích thích như thuốc lá, bạch phiến, ma túy để giữ gìn cuộc sống yên bình, xán lạn cho các thế hệ tương lai.
1. SOẠN VĂN ÔN DỊCH, THUỐC LÁ CHI TIẾT
1. SOẠN VĂN ÔN DỊCH, THUỐC LÁ HAY NHẤT
Soạn văn: Ôn dịch, thuốc lá (Chi tiết)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Bố cục:
Gồm 3 phần
– Phần 1 (từ đầu … còn nặng hơn cả AIDS): thông báo về nạn dịch thuốc lá.
– Phần 2 (tiếp … con đường phạm pháp): tác hại của thuốc lá.
– Phần 3 (còn lại): lời kêu gọi chống thuốc lá.
Tóm tắt:
Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS. Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại cho cơ thể. Hút thuốc lá gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả người hút lẫn người hít phải. Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở nước ta rất cao và gây nhiều hệ quả như trộm cắp, phạm tội. Cần phải có chiến dịch chống thuốc lá từ sự chung tay của tất cả mọi người.
Trả lời câu 1 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản
Lời giải chi tiết:
Thuốc lá ở đây chính là tệ nghiện thuốc lá. Tác giả so sánh tệ nghiện này với ôn dịch là xác đáng vì tệ nghiện thuốc lá cũng rất dễ lây lan.
Ngoài ra từ ôn dịch là một từ thường dùng làm tiếng chửi rủa như Đồ ôn dịch! Dấu phẩy ngăn cách giữa “ôn dịch” và thuốc lá là nhằm nhấn mạnh sắc thái biếu cảm thế hiện sự căm tức là ghê tởm, một lời nguyền rủa: Thuốc lá! Đồ ôn dịch!
Vẫn có thể sửa tên nhan đề thành “ôn dịch thuốc lá” hoặc thuốc lá là một loại ôn dịch” tuy nhiên sẽ giảm tính biểu đạt, biểu cảm của tên nhan đề.
Trả lời câu 2 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận?
Lời giải chi tiết:
Trước khi phân tich tác hại của thuốc lá, tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc: “Nếu đánh giặc như vũ bão thì không dáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu.”
Tác giả trích dẫn lời của Trần Hưng Đạo:
+ Lấy lối so sánh của nhà quân sự đại tài nói tới vấn nạn thuốc lá
+ Tạo sự liên tưởng bằng lối lập luận sắc bén.
+ Thuốc lá cũng là một loại giặc cần chống
+ Giặc thuốc lá không đánh như vũ bão, nó “gặm nhấm như tằm ăn dâu”
+ Tác hại của thuốc lá không nhìn thấy ngay nên mức độ nguy hiểm khôn lường.
⟹ Đây là so sánh sáng tạo, làm cho lập luận chặt chẽ, tạo liên tưởng thú vị.
Trả lời câu 3 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Vì sao tác giả đặt giả định có người báo: “Tôi hút; tôi bị bệnh, mặc tôi!” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá?
Lời giải chi tiết:
– Đặt giả định “tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” để phủ định, bác bỏ
+ Thực tế, nhiều người coi thường sức khỏe người thân, người xung quanh nên mặc sức hút thuốc lá
+ Họ ngụy biện bằng cách vin vào quyền tự do cá nhân, tuyên bố tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
+ Tác giả phản bác vì người hút thuốc không chỉ hủy hoại sức khỏe bản thân mà còn hủy hoại sức khỏe của những người xung quanh.
+ Hút thuốc là quyền cá nhân, nhưng kg thể sử dụng quyền đó làm ảnh hưởng tới không khí người khác.
⟹ Tác giả dùng chính quyền chính đáng để bác bỏ quyền không chính đáng của người hút thuốc chống chế
Trả lời câu 4 (trang 122 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Vì sao tác giả so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu – Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này?
Lời giải chi tiết:
– So sánh tình hình hút thuốc ở nước ta ngang với các thành phố lớn ở Âu- Mĩ
+ Dù nước ta nghèo hơn các nước Âu- Mĩ nhưng tỉ lệ hút thuốc ngang với họ ⟶ điều đáng báo động
+ Các nước phát triển ở Âu- Mĩ cấm, có chiến dịch chống hút thuốc mạnh mẽ, còn nước ta chưa có biện pháp quyết liệt
+ Nước ta còn quá nhiều bệnh dịch cần thanh toán thế mà chúng ta lại rước về nhiều thứ bệnh dịch nguy hiểm và tốn kém
– Sự so sánh là rất cần thiết vì nó cảnh báo mạnh mẽ vấn nạn hút thuốc lá đang trở nên phổ biến ở nước ta, cần đưa ra các biện pháp khắc phục.
Luyện tập
Trả lời câu 1 (trang 122 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Tình trạng hút thuốc của người thân hoặc bạn bè em quen biết
Trả lời:
Lứa tuổi |
11 – 15 | 16 – 20 |
Số đối tượng thân thiết, quen biết |
25 |
15 |
– Vui bạn, nể bạn | 60% | 40% |
– Bắt chước | 30% | 50% |
– Tỏ vẻ người lớn | 15% | 10% |
– Giải buồn | 5% | 10% |
Trả lời câu 2 (trang 122 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Dùng năm dòng để ghi lại cảm nghĩ của mình sau khi đọc bản tin của báo Sài Gòn tiếp thị trích in ở bài đọc thêm số 2.
Trả lời:
Bài viết trên báo tiếp thị Sài Gòn ghi lại chân thực cái chết của tỉ phú trẻ Rốt-sin khi chơi bạch phiến quá liều. Đó cũng là lời cảnh tỉnh sâu sắc cho thế hệ trẻ cần ý thức rõ về bản thân và cần kiên quyết nói “không” với tệ nạn xã hội. Đối với các bậc phụ huynh cũng cần có những biện pháp giáo dục, nâng cao hiểu biết và kĩ năng sống cho con trẻ để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Như vậy cuộc sống càng phát triển càng kéo theo nhiều cám dỗ khiến con người dễ lầm lạc. Các bạn trẻ trong thời đại ngày nay cần ý thức được mục đích sống của mình, nâng cao hiểu bằng trải nghiệm, tránh xa tệ nạn xã hội để sống cuộc đời ý nghĩa.
Soạn văn: Ôn dịch, thuốc lá (hay nhất)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Bố cục
Chia làm 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu … nặng hơn cả AIDS) : nạn ôn dịch thuốc lá
+ Phần 2 ( tiếp … con đường phạm pháp): tác hại về sức khỏe và kinh tế mà ôn dịch thuốc lá gây ra
+ Phần 3 (còn lại) : lời kêu gọi đẩy lùi vấn nạn.
Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ Văn tập 1)
– Việc sử dụng dấu phẩy ở nhan đề có tác dụng nhấn mạnh sự biểu đạt:
+ Gây ấn tượng với người đọc
+ Vấn nạn thuốc lá nguy hiểm như ôn dịch
+ Ngắn gọn, súc tích, vẫn nhấn mạnh được mức độ nguy hiểm của nạn hút thuốc
+ Nhấn mạnh thái độ căm ghét, nguyền rủa loại ôn dịch đó.
– Vẫn có thể sửa tên nhan đề thành “ôn dịch thuốc lá” hoặc thuốc lá là một loại ôn dịch” tuy nhiên sẽ giảm tính biểu đạt, biểu cảm của tên nhan đề.
Câu 2 ( trang 121 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
– Tác giả trích dẫn lời của Trần Hưng Đạo:
+ Lấy lối so sánh của nhà quân sự đại tài nói tới vấn nạn thuốc lá
+ Tạo sự liên tưởng bằng lối lập luận sắc bén.
+ Thuốc lá cũng là một loại giặc cần chống
+ Giặc thuốc lá không đánh như vũ bão, nó “gặm nhấm như tằm ăn dâu”
+ Tác hại của thuốc lá không nhìn thấy ngay nên mức độ nguy hiểm khôn lường.
=> Đây là so sánh sáng tạo, làm cho lập luận chặt chẽ, tạo liên tưởng thú vị.
Câu 3 ( trang 121 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
– Đặt giả định “tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” để phủ định, bác bỏ
+ Thực tế, nhiều người coi thường sức khỏe người thân, người xung quanh nên mặc sức hút thuốc lá
+ Họ ngụy biện bằng cách vin vào quyền tự do cá nhân, tuyên bố tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
+ Tác giả phản bác vì người hút thuốc không chỉ hủy hoại sức khỏe bản thân mà còn hủy hoại sức khỏe của những người xung quanh.
+ Hút thuốc là quyền cá nhân, nhưng không thể sử dụng quyền đó làm ảnh hưởng tới không khí người khác.
=> Tác giả dùng chính quyền chính đáng để bác bỏ quyền không chính đáng của người hút thuốc chống chế
Câu 4 ( trang 121 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
– So sánh tình hình hút thuốc ở nước ta ngang với các thành phố lớn ở Âu- Mĩ
+ Dù nước ta nghèo hơn các nước Âu- Mĩ nhưng tỉ lệ hút thuốc ngang với họ -> điều đáng báo động
+ Các nước phát triển ở Âu- Mĩ cấm, có chiến dịch chống hút thuốc mạnh mẽ, còn nước ta chưa có biện pháp quyết liệt
+ Nước ta còn quá nhiều bệnh dịch cần thanh toán thế mà chúng ta lại rước về nhiều thứ bệnh dịch nguy hiểm và tốn kém
– Sự so sánh là rất cần thiết vì nó cảnh báo mạnh mẽ vấn nạn hút thuốc lá đang trở nên phổ biến ở nước ta, cần đưa ra các biện pháp khắc phục.
Luyện tập
Bài 1 (trang 122 sgk ngữ văn 8 tập 1)
Lứa tuổi | 11- 15 | 16- 20 |
Số đối tượng thân thiết, quen biết | 25 | 15 |
– Vui bạn, nể bạn | 60% | 40% |
– Bắt chước | 30% | 50% |
– Tỏ vẻ người lớn | 15% | 10% |
– Giải buồn | 5% | 10% |
Tình trạng hút thuốc của người thân hoặc bạn bè em quen biết
Bài 2 (sgk Ngữ văn 8 tập 2)
Bài viết trên báo tiếp thị Sài Gòn ghi lại chân thực cái chết của tỉ phú trẻ Rốt-sin khi chơi bạch phiến quá liều. Đó cũng là lời cảnh tỉnh sâu sắc cho thế hệ trẻ cần ý thức rõ về bản thân và cần kiên quyết nói “không” với tệ nạn xã hội. Đối với các bậc phụ huynh cũng cần có những biện pháp giáo dục, nâng cao hiểu biết và kĩ năng sống cho con trẻ để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Như vậy cuộc sống càng phát triển càng kéo theo nhiều cám dỗ khiến con người dễ lầm lạc. Các bạn trẻ trong thời đại ngày nay cần ý thức được mục đích sống của mình, nâng cao hiểu biết bằng trải nghiệm, tránh xa tệ nạn xã hội để sống cuộc đời ý nghĩa.