Soạn văn: Cô bé bán diêm
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 8, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Cô bé bán diêm”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN CÔ BÉ BÁN DIÊM
Bố cục
+ Phần 1 (từ đầu đến “cứng đờ ra”): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm
+ Phần 2 (tiếp đến “chầu Thượng đế”): Những lần quẹt diêm của cô bé
+ Phần 3 (còn lại): Cái chết thương tâm của em bé và thái độ của mọi người.
Tóm tắt
Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói đang đi bán diêm trong bóng tối. Cô bé ấy mồ côi mẹ và đã mất đi bà nội – người thương yêu cô nhất. Cô bé không dám về nhà vì sợ sẽ bị bố đánh nếu không bán được bao diêm nào. Vừa lạnh vừa đói, cô bé nép vào một góc tường rồi khe khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra. Quẹt que thứ hai, cô bé thấy bàn ăn thịnh soạn. Quẹt que thứ ba, cô bé thấy cây thông Nô-en. Quẹt quẹt que thứ tư, em gặp bà nội hiền từ và phúc hậu. Cô bé vội quẹt hết cả bao diêm để mong giữ bà lại. Nhưng cuối cùng, cô bé bán diêm đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1: Hãy xác định ba phần (chỗ bắt đầu, chỗ kết thúc từng phần) của bài này nếu lấy việc em bé quẹt từng que diêm làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu đế có thể chia phần thứ hai (phần trọng tâm) thành những đoạn nhỏ hơn?
Trả lời:
– Ba phần của văn bản nếu lấy việc những lần em bé quẹt diêm làm trọng tâm là:
+ Phần 1 (từ đầu đến “cứng đờ ra”): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm
+ Phần 2 (tiếp đến “chầu Thượng đế”): Những lần quẹt diêm của cô bé
+ Phần 3 (còn lại): Cái chết thương tâm của em bé và thái độ của mọi người
– Căn cứ vào những lần quẹt diêm của cô bé có thể chia phần thứ 2 (phần trọng tâm) thành những đoạn nhỏ hơn.
Câu 2: Trong phần đầu, nhà văn đã tạo dựng hoàn cảnh (gia đình, cuộc sống) và bối cảnh (thời gian, không gian) của em bé bán diêm như thê nào? Những hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) ở đây được thế hiện ra sao và nhằm mục đích nghệ thuật cụ thể gì?
Trả lời:
– Gia cảnh của cô bé bán diêm:
+ Gia cảnh nghèo khó, mồ côi mẹ, bà nội-người thương yêu cô nhất cũng đã mất
+ Sống cùng người bố trong một xó tối tắm, thường xuyên bị mắng nhiếc, chửi rủa
– Thời gian: đêm giao thừa
– Không gian: ngoài đường phố tối tăm và lạnh lẽo.
– Những hình ảnh tương phản được nhà văn sử dụng trong phần này nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé là:
+ Cái xó tối tăm, sát mái nhà lạnh lẽo >< ngôi nhà xinh đẹp
+ Em bé đi bán diêm trong đêm giao thừa >< mọi người chuẩn bị đón giao thừa
+ Trời đông giá rét, tuyết rơi >< em bé đầu trần, chân đi đất
+ Ngoài trời lạnh lẽo, tối tăm >< cửa sổ mọi nhà sáng rực đèn
+ Em bé bụng đói >< sực nức mùi ngỗng quay
Câu 3: Các mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra lần lượt có hợp lí không? Vì sao? Trong các mộng tưởng ấy, diều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy chỉ là tưởng tượng?
Trả lời:
– Những mộng tưởng của cô bé bán diêm qua những lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lí:
+ Muốn được sưởi ấm và ăn no: lò sưởi và ngỗng quay
+ Muốn được vui chơi, quây quần bên gia đình: cây thông Nô-en
+ Muốn được che chở yêu thương: bà nội hiền từ
+ Muốn được giải thoát nỗi bất hạnh, tìm đến nơi hạnh phức vĩnh hằng: cùng bà bay lên trời.
– Trong các mộng tưởng ấy:
+ Điều gắn với thực tế: lò sưởi, ngỗng quay, cây thông
+ Điều thuần túy chỉ là mộng tưởng: gặp bà nội hiền từ và cùng bà bay lên cao
Câu 4: Hãy phát biếu những cảm nghĩ của mình về truyện “Cô bé bán diêm” (trích), nói chung và về đoạn kết của truyện nói riêng.
Trả lời:
– Cô bé bán diêm có hoàn cảnh đáng thương và tội nghiệp: gia cảnh khó khăn, sống thiếu tình yêu thương của mẹ và bà, phải sống cùng bố thường xuyên mắng nhiếc, chửi rủa.
– Cô bé có ước mơ giản dị, hồn nhiên: muốn được ăn no, mặc ấm, được yêu thương, vui chơi và quây quần bên gia đình.
– Trong đoạn kết truyện, em bé đã chết trong cái đói và rét bên lề đường. Cái chết của em bé vừa có sự bi thương, tội nghiệp nhưng đồng thời cũng mang màu sắc cổ tích, phản ánh ước mơ, khát khao hạnh phúc của con người.
2. SOẠN VĂN CÔ BÉ BÁN DIÊM CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN CÔ BÉ BÁN DIÊM HAY NHẤT
Soạn văn: Cô bé bán diêm (Chi tiết)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Tóm tắt
Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé bán diêm nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm đi trong bóng tối. Em không dám về nhà vì sợ bố đánh, vì em không bán được que diêm nào. Ngồi nép một góc tường, em quẹt một que diêm sưởi ấm. Quẹt que diêm đầu tiên, em tưởng như ngồi trước lò sưởi, vừa duỗi chân ra sưởi thì diêm vụt tắt. Que diêm thứ hai, em thấy bàn ăn thịnh soạn…rồi diêm vụt tắt. Que diêm thứ ba thấy cây thông Nô-en, em với tay về phía cây… diêm tắt. Que diêm thứ tư, thật kì diệu, em nhìn thấy người bà hiền hậu độc nhất với em, nhưng bà đã chết từ lâu. Rồi diêm vụt tắt, em quẹt hết cả bao diêm để níu bà. Rồi em cùng bà bay lên cao. Sáng hôm sau, người ta đã thấy một cô bé bán diêm chết vì giá rét, má hồng và đôi môi mỉm cười.
Trả lời câu 1 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Hãy xác định ba phần (chỗ bắt đầu, chỗ kết thúc từng phần) của bài này nếu lấy việc em bé quẹt từng que diêm làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu đế có thể chia phần thứ hai (phần trọng tâm) thành những đoạn nhỏ hơn?
Lời giải chi tiết:
– Bố cục:
– Phần 1 (từ đầu… “cứng đờ ra”): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.
– Phần 2 (tiếp… “chầu Thượng đế”): Những lần quẹt diêm những mơ ước giản dị hiện ra.
– Phần 3 (còn lại): Cái chết của cô bé bán diêm và thái độ của mọi người.
– Căn cứ vào những lần quẹt diêm của cô bé để xác định những đoạn nhỏ.
+ Ba lần quẹt đầu tiên ước mơ về lò sưởi, đồ chơi, thức ăn hiện ra.
+ Lần thứ 4, người bà hiện lên hiền hậu
+ Lần thứ 5 cô bé quẹt hết số diêm trong hộp để níu giữ hình ảnh người bà.
Nhìn chung, truyện diễn biến theo trình tự ba phần mạch lạc, hợp lí.
Trả lời câu 2 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trong phần đầu, nhà văn đã tạo dựng hoàn cảnh (gia đình, cuộc sống) và bối cảnh (thời gian, không gian) của em bé bán diêm như thê nào? Những hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) ở đây được thế hiện ra sao và nhằm mục đích nghệ thuật cụ thể gì?
Lời giải chi tiết:
– Gia cảnh của cô bé bán diêm:
+ Gia cảnh sa sút, mồ côi mẹ, bà ngoại mất
+ Sống với người bố hay mắng nhiếc, chửi rủa, đánh đập trên căn gác sát mái nhà
– Hình ảnh cô bé bán diêm:
+ Đầu trần, chân đất, bụng đói, dò dẫm đường
+ Cả ngày không bán được bao diêm nào
– Thời gian: đêm giao thừa
– Không gian: ngoài đường phố lạnh lẽo, mọi nhà đều sáng rực đèn
+ trong phố sực nức mùi ngỗng quay
– Những hình ảnh tương phản: An-đéc-xen trong tác phẩm này đã sứ dụng nhiều hình ảnh tương phản:
+ “Trời đông giá rét tuyết rơi” khác cô bé “đầu trần, chân đi đất”.
+ Ngoài đường phố lạnh buốt và tối đen khác cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn. Cô bé bụng đói vì cả ngày chưa ăn uống gì khác “trong phố sực nức mùi ngỗng quay”.
⟹ Những hình ảnh tương phản này được chọn lọc, nhằm nêu bật tình cảnh tội nghiệp, đáng thương của cô bé vừa rét vừa đói vừa khổ.
Ngoài ra, còn có sự tương phản giừa hình ảnh “cái xó tối tăm” mà có phải sống chui rúc với bố hiện nay với “ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh” năm xưa khi bà nội cô còn sống. Hình ảnh tương phản này vừa nêu bật nỗi khổ vật chất, vừa cho thấy sự mất mát tinh thần cùa cô bé bây giờ, vì chỉ có bà nội cô là người thương cô.
Trả lời câu 3 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Các mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra lần lượt có hợp lí không? Vì sao? Trong các mộng tưởng ấy, diều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy chỉ là tưởng tượng?
Lời giải chi tiết:
– Mộng tưởng của cô bé bán diêm hiện ra hợp lý với thực tế:
+ Muốn được sưởi ấm và ăn no: lò sưởi, ngỗng quay
+ Khao khát được sum họp gia đình bên cây thông No-el
+ Muốn được vui vẻ bên người bà hiền hậu
+ Cảnh hai bà cháu bay lên trời: thoát khỏi những đau buồn
– Mộng tưởng gắn với thực tế: lò sưởi, ngỗng quay, cây thông
– Mộng tưởng thuần túy là mộng tưởng: gặp lại người bà
⟹ Những mộng tưởng của cô bé bán diêm cũng là mộng tưởng chung của bất kì đứa trẻ nào cùng cảnh ngộ: muốn ấm no, hạnh phúc bên gia đình.
Trả lời câu 4 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Hãy phát biếu những cảm nghĩ của mình về truyện “Cô bé bán diêm” (trích), nói chung và về đoạn kết của truyện nói riêng.
Lời giải chi tiết:
– Cô bé bán diêm là một truyện ngắn đặc sắc. Câu chuyện thật thương tâm. Hạnh phúc đến với cô bé đáng thương ở đây không thể nào có được trên trần thế mà chỉ có trong ước mơ, trong mộng tưởng. Khi sắp sửa lìa đời, người đời đều ghẻ lạnh, chi có mẹ cô và bà nội của cô là thương yêu cô hết lòng nhưng cả hai đều không còn trên đời này nữa. Bố cô vì nghèo khó nên lúc nào cũng cau có, cũng luôn luôn mắng nhiếc, chứa rủa cô. Từ thằng bé lượm chiếc giày đến khách qua đường, chẳng ai ghé mắt thương cảm đến cô bé.
– Trong cái xã hội thiếu hẳn tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã nhỏ những giọt nước mắt của lòng nhân đạo xuống số phận cô bé đáng thương. Hình ảnh thi thế cô với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười và cảnh huy hoàng hai bà cháu bay lên trời để đón lấy những niềm vui đầu năm chính là niềm ưu ái mà nhà văn dành cho những số phận đau khổ.
Đoạn kết truyện:
– Cảnh tượng cô bé bán diêm chết vì giá rét nhưng miệng vẫn mỉm cười- đây là sự tưởng tượng của tác giả, giảm bớt sự đau thương.
– Cái chết lúc này là sự cứu rỗi- hai bà cháu bay về chầu Thượng đế.
– Cái kết vừa có sự bi thương, vừa mang màu sắc cổ tích (phản ánh ước mơ, khát vọng được hạnh phúc, ấm no của con người)
Soạn văn: Cô bé bán diêm (hay nhất)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Bố cục
Chia làm 3 phần:
– Phần 1 ( từ đầu… cứng đờ ra): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm
– Phần 2 (tiếp… chầu Thượng đế): Những lần quẹt diêm những mơ ước giản dị hiện ra
– Phần 3 ( còn lại) Cái chết của cô bé bán diêm và thái độ của mọi người.
Câu 1 ( trang 68 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Văn bản chia làm 3 phần:
– Phần 1 (từ đầu … cứng đờ ra) Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm
– Phần 2 ( tiếp … chầu Thượng đế) những lần quẹt diêm của em bé
– Phần 3 (còn lại): Cái chết của em bé và thái độ của mọi người.
Căn cứ vào những lần quẹt diêm của cô bé để xác định những đoạn nhỏ.
+ Ba lần quẹt đầu tiên ước mơ về lò sưởi, đồ chơi, thức ăn hiện ra.
+ Lần thứ 4, người bà hiện lên hiền hậu
+ lần thứ 5 cô bé quẹt hết số diêm trong hộp để níu giữ hình ảnh người bà.
Câu 2 ( trang 68 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
– Gia cảnh của cô bé bán diêm:
+ Gia cảnh sa sút, mồ côi mẹ, bà ngoại mất
+ Sống với người bố hay mắng nhiếc, chửi rủa, đánh đập trên căn gác sát mái nhà
– Hình ảnh cô bé bán diêm:
+ Đầu trần, chân đất, bụng đói, dò dẫm đường
+ Cả ngày không bán được bao diêm nào
– Thời gian: đêm giao thừa
– Không gian: ngoài đường phố lạnh lẽo, mọi nhà đều sáng rực đèn
+ trong phố sực nức mùi ngỗng quay
– Những hình ảnh đối lập nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé:
+ Ngôi nhà xinh đẹp, nơi em sống có cây thường xuân bao quanh >< gác sát mái gió lùa lạnh lẽo
+ Cửa sổ mọi nhà sáng rực, ấm áp >< ngoài đường phố tối, góc tường lạnh lẽo giữa hai ngôi nhà
+ Phố xá sực nức mùi ngỗng quay >< em bé đói rét,bụng đói
= > hình ảnh đối lập làm nổi bật lên tình cảnh thảm thương, tội nghiệp của cô bé, tội nghiệp hơn nữa là bà, mẹ mất, em phải sống với người bố bạo lực.
Câu 3 ( trang 68 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
– Mộng tưởng của cô bé bán diêm hiện ra hợp lý với thực tế:
+ Muốn được sưởi ấm và ăn no: lò sưởi, ngỗng quay
+ Khao khát được sum họp gia đình bên cây thông No-el
+ Muốn được vui vẻ bên người bà hiền hậu
+ Cảnh hai bà cháu bay lên trời: thoát khỏi những đau buồn
– Mộng tưởng gắn với thực tế: lò sưởi, ngỗng quay, cây thông
– Mộng tưởng thuần túy là mộng tưởng: gặp lại người bà
= > Những mộng tưởng của cô bé bán diêm cũng là mộng tưởng chung của bất kì đứa trẻ nào cùng cảnh ngộ: muốn ấm no, hạnh phúc bên gia đình.
Câu 4 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Cảm nghĩ về cô bé bán diêm:
– Cô bé có hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp:
+ Sống trong cảnh thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần
+ Phải bươn chải kiếm sống ngay từ khi còn rất nhỏ.
– Ước mơ của em thực tế, giản dị và hồn nhiên:
+ Mơ no ấm, sum vầy bên gia đình
+ Muốn được vui chơi đúng với lứa tuổi của em
– Em bé tội nghiệp chết đói và chết rét ngoài đường
Đoạn kết truyện:
– Cảnh tượng cô bé bán diêm chết vì giá rét nhưng miệng vẫn mỉm cười- đây là sự tưởng tượng của tác giả, giảm bớt sự đau thương.
– Cái chết lúc này là sự cứu rỗi- hai bà cháu bay về chầu Thượng đế.
– Cái kết vừa có sự bi thương, vừa mang màu sắc cổ tích (phản ánh ước mơ, khát vọng được hạnh phúc, ấm no của con người)