Bài 1: Kiến thức cần lưu ý
Nội dung chính
1.1. Số học
-
Đọc, viết các số trong phạm vi 1000 (số tròn trăm, số tròn trục, các số có 3 chữ số, viết số thành tổng)
Ví dụ 1: Số 500 đọc là: “Năm trăm”.
Số 500 là số có 3 chữ số gồm 1 chữ số 5 và hai chữ số 0. Cách viết cho biết số có 5 trăm, 0 chục và 0 đơn vị.
Ví dụ 2: Số 320 đọc là “Ba trăm hai mươi”.
320 cũng là số có 3 chữ số gồm chữ số 3, chữ số 2 và chữ số 0. Cách viết cho biết số có 3 trăm, 2 chục và 0 đơn vị.
Ví dụ 3: Số 105 đọc là “Một trăm linh năm”.
105 gồm 1 trăm, 0 chục và 5 đơn vị.
Ví dụ 4: Số 133 đọc là “Một trăm ba mươi ba”.
133 cũng là số có 3 chữ số gồm chữ số 1 và hai chữ số 3. Cách viết cho biết số có 1 trăm, 3 chục và 3 đơn vị.
Chú ý: Trong cách viết số: Cứ 10 đơn vị bằng một chục, 10 chục bằng một trăm, 10 trăm bằng một nghìn.
Ví dụ 5: Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị:
546 = 500 + 40 + 6
Ví dụ 6: 208 = 200 + 8
Ví dụ 7: 430 = 400 + 30
-
So sánh các số có ba chữ số
– Các số có 3 chữ số mà số trăm khác nhau
Ví dụ 1: So sánh hai số 400 và 700 ta thấy số trăm 4 < 7 nên 400 < 700.
Ví dụ 2: So sánh hai số 508 và 499 ta thấy số trăm 5 > 4 nên 508 > 499.
– Các số có 3 chữ số mà số trăm giống nhau
Ví dụ 3: So sánh hai số 319 và 330 ta thấy số trăm giống nhau cùng bằng 3, ta xét chữ số chục: vì 1 < 3 nên 319 < 330.
Tương tự, so sánh hai số 238 và 225 ta có: 238 > 225.
– Các số có 3 chữ số mà số trăm và số chục giống nhau
Ví dụ 4: So sánh hai số 126 và 129 . Ta so sánh các chữ số đơn vị: vì 6 < 9 nên 126 < 129.
-
Các phép tính
Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000
Ví dụ 1: Đặt tính rồi tính:
327 + 231; | 212 + 254; | 533 + 226; | 231 + 53. |
Bài giải
327+ 231558
212+ 254466
533+ 226759
231+ 53284
Ví dụ 2: Đặt tính rồi tính:
563 − 231; | 537 − 215; | 863 − 432; | 189 − 57. |
Bài giải
563− 231232
537− 215322
863− 432431
189− 57132
Chú ý: Khi cộng hoặc trừ các số có 3 chữ số, ta viết các chữ số thẳng cột (đơn vị thẳng cột đơn vị, chục thẳng cột chục, trăm thẳng cột trăm).
Sau đó cộng (hoặc trừ) từ phải sang trái, bắt đầu từ cột đơn vị.
1.2. Đại lượng độ dài
-
Mét là một đơn vị đo độ dài, mét viết tắt là m
1m = 10dm; 1m = 100cm
-
Ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài, ki-lô-mét viết tắt là km
1km = 1000m
-
Mi-li-mét là một đơn vị đo độ dài, mi-li-mét viết tắt là mm
1cm = 10 mm; 1m = 1000m
Chú ý: Các đơn vị đo độ dài đã học được sử dụng nhiều trong đời sống hằng ngày. Chẳng hạn mét thường dùng để đo độ dài cái sân, của ngôi nhà, của mảnh vường,…; đề-xi-mét thường dùng để đo chiều dài cái bàn, cái bảng,…; mi-li-mét thường dùng để đo bề dày của quyển sách, của tấm kính,…
1.3. Hình học
-
Nhận dạng một số hình trong một hình đã cho
Ví dụ 1: a) Dùng chữ ghi tên các hình tứ giác có trong hình vẽ sau:
b) Ghi cách đọc tên các hình tứ giác có trong hình vẽ.
Bài giải
a) Ghi tên các hình tứ giác như hình dưới:
b) Đọc tên các tứ giác:
– Hình tứ giác ABCD;
– Hình tứ giác AMCD;
– Hình tứ giác MBCD.
Ví dụ 2: Trong hình dưới đây có bao nhiêu hình tam giác, bao nhiêu hình tứ giác?
Bài giải
Trong hình đã cho có 3 hình tam giác (4; 5; 6); và có 7 hình tứ giác (đó là các hình: 1; 2; 3; và hình ghép (1 với 2); (4 với 5); (5 với 6) và (4 với 5 với 6)).
Chú ý: Để thấy rõ các hình tứ giác ta có thể đánh số các hình rồi đếm hình đơn, hình ghép đôi, ghép 3…cho đến hết.
-
Vẽ đoạn thẳng thỏa mãn yêu cầu
Ví dụ 3:
a) Vẽ đoạn thẳng AB dài 6cm.
b) Vẽ đoạn thẳng CD dài bằng một nửa của đoạn thẳng AB.
-
Vẽ đoạn thẳng thỏa mãn yêu cầu
Ví dụ 4:
a) Dùng chữ ghi tên các đoạn thẳng trong đường gấp khúc dưới đây:
b) Đo độ dài của từng đoạn thẳng trong đường gấp khúc và ghi số đo trên mỗi đoạn.
c) Tính độ dài đường gấp khúc.
Chú ý: Vẽ đường gấp khúc trên ví dụ 4 có độ dài các đoạn thẳng theo thứ tự từ trái qua phải như sau: Đoạn 1 dài 5cm, đoạn 2 dài 3cm, đoạn 3 dài 4cm, đoạn 4 dài 3cm, đoạn 5 dài 2cm.
-
Xếp ghép tạo hình từ các mảnh đã cho
Ví dụ 5: Lấy trong bộ đồ dùng học toán hoặc từ hình 1, cắt thành 6 hình tam giác để ghép và dán lại được hình như hình 2 dưới đây:
Xem thêm: Bài 2: Đọc, viết số, tách cấu tạo số thành tổng trăm, chục, đơn vị. Ứng dụng để lập số