Bài 1: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên
Nội dung chính
PHẦN I. ĐỀ BÀI
Bài 1:
Viết các số:
- Bảy triệu năm mươi tư nghìn mười sáu đơn vị
- Bốn triệu một trăm nghìn linh tám đơn vị
Bài 2:
Viết mỗi số sau thành tổng các số: triệu, trăm, nghìn, đơn vị: 6080729; 1000327; 12006008; 63017025
Bài 3:
a) Viết 5 số tư nhiên liên tiếp mỗi số có 3 chữ số, số nhỏ nhất có hàng đơn vị là 5.
b) Viết 4 số chẵn liên tiếp mỗi số 4 chữ số, số nhỏ nhất có hàng đơn vị là 0.
Bài 4:
a) Số tự nhiên nhỏ nhất là số nào?
b) Vì sao biết không có số tự nhiên nào lớn nhất?
Bài 5:
a) Nêu dấu hiệu nhân biết của một số chia hết cho 2, chia hết cho 5, số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
b) Nêu dấu hiệu nhận biết một số chia hết cho 3, chia hết cho 9.
c) Ba câu sau đây câu nào đúng, câu nào sai?
- Một số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3
- Một số chia hết cho 3 thì cũng chia hết cho 9
- Một số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 3 thì chia hết cho 6
Bài 6:
a) Nêu dấu hiệu chia hết cho 4 của một số
b) Nêu dấu hiệu chia hết cho 8 của một số
c) Một số lẻ có thể chia hết cho số lẻ không?
d) Một số chẵn có thể chia hết cho số lẻ không?
e) Số như thế nào thì không chia hết cho cả 2 và 5?
g) Số như thế nào thì chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 9?
h) Một số chia hết cho 8 thì có chia hết cho 4 không?
Bài 7:
Tìm x trong các phép tính sau:
a)
b)
c)
d)
Bài 8:
Tìm x trong mỗi biểu thức sau
a)
b)
c)
d)
e)
g)
PHẦN II. LỜI GIẢI
Bài 1:
Trả lời: 7054016; 4100008
Bài 2:
Triệu | Trăm nghìn | Chục nghìn | Nghìn | Trăm | Chục | Đơn vị |
6 | 80 | 7 | 29 | |||
1 | 0 | 3 | 27 | |||
12 | 6 | 0 | 8 | |||
63 | 17 | 0 | 25 |
Bài 3:
a) 105; 196; 107; 108; 109
b) 1000; 1002; 1004; 1006
Bài 4:
a) Số tự nhiên nhỏ nhất là số 0.
b) Không có số tự nhiên lớn nhất vì giả sử ta chọn được một số tự nhiên nào dó mà ta cho là lớn nhất thì chỉ cần thêm vào số đó ta sẽ được số tự nhiên lớn hơn. (liền sau số đó)
Bài 5:
a) Các số có hàng đơn vị là: 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2
- Các số có hàng đơn vị là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5
- Các số có hàng đơn vị là 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
b) Một số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9
Một số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3
c) Câu 1 đúng vì 9 chia hết cho 3.
Câu 2 sai. Ví dụ: 3 và 6 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9
Câu 3 đúng vì 2 và 3 chỉ cùng chia hết cho 1 và 2 x 3 = 6
Bài 6:
a) Một số chia hết cho 4 khi số tạo bởi hai chữ số cuối cùng của số đó chia hết cho 4.
Ví dụ: số 1112 có 12 chia hết cho 4 nên 1112 chia hết cho 4
Một số có chữ số hàng chục là chẵn thì nếu hàng đơn vị của số đó là 0; 4; 8 thì số đó chia hết cho 4.
Ví dụ: Các số 11160; 11164; 11168 có hàng chục là 6 là chẵn, các hàng đơn vị là 0; 4; 8 nên các số đó chia hết cho 4.
Các số có hàng chục là lẻ thì chia hết cho 4 khi hàng đơn vị là 2 hoặc 6.
Ví dụ: Các số 1172; 1176 có hàng chục là 7 là lẻ, hàng đơn vị là 2 và 6 nên các số đó chia hết cho 4
b) Một số chia hết cho 8 khi 3 chữ số tận cùng của số đó chia hết cho 8.
Ví du: Các số 9000; 3128; 1112 chia hết cho 8 vì 000; 128 và 112 đều chia hết cho 8.
Một số có hàng trăm là chẵn thì chia hết cho 8 khi hai chữ số tận cùng của số đó chia hết cho 8.
Ví dụ: Các số 9024; 3232; 1416; 1640; 1872 đều chia hết cho 8 vì các số hàng trăm đều chẵn và 24; 32; 16; 40; 72 đều chia hết cho 8.
Một số chia hết cho 8 khi hàng trăn là lẻ và hai chữ số tận cùng của số đó chia 8 dư 4.
Ví dụ: Các số 1112; 1320; 41528; 6776; 5936 đều chia hết cho 8 vì các số hàng trăm đều lẻ và 12; 20; 28; 76; 36 chia cho 8 đều dư 4.
c) Số lẻ không chia hết cho số chẵn
d) Một số chẵn có thể chia hết cho số lẻ
e) Số có hàng đơn vị khác 0 thì không chia hết cho cả 2 và 5.
g) Số có hàng đơn vị là 0 hoặc 5 nhưng tổng các chữ số của số đó không chia hết cho 9 thì số đó chỉ chia hết cho 5 mà không chia hết cho 9.
h) Số chia hết cho 8 thì chia hết cho 4 vì 8 chia hết cho 4.
Bài 7:
Bài 8:
Xem thêm: Bài 2: Ôn tập về phân số