Bài 11: Bài tập về phép nhân
Nội dung chính
PHẦN I. ĐỀ BÀI
Bài 1: Tìm số thích hợp điền vào các phép tính sau:
a)
b)
Bài 2: Tích sau có mấy chữ số tận cùng giống nhau?
1 x 2 x 3 x 4 x …. x 9 x 10
Bài 3: Tìm số thích hợp điền vào phép tính sau:
Bài 4:
Hoài đố Hoàn: “Tại sao khi viết thêm một chữ số vào bên phải một số bất kì ta lại được một số bằng 10 lần số ban đầu cộng với chữ số vừa viết thêm?”
Hoàn nghĩ mãi vẫn không trả lời được. Em có thể trả lời giúp Hoàn được không?
Bài 5: Không tính tích, hãy tìm cách so sánh 2 tích sau rồi điền dấu >; =; < vào ô trống cho hợp lý:
49 x 57
Bài 6:
Muốn nhân một số với 25, ta nhân số đó với 100 được bao nhiêu chia cho 4. Em hãy giải thích tại sao?
Bài 7:
Phong tính tích sau: 2 x 4 x 6 x 8 và tìm được tích là 285. Không tính tích, em có thể cho biết Phong tính đúng hay sai được không?
Bài 8:
Nga khoe với Huệ: “Mình tìm được hai số tự nhiên liên tiếp có tích là 225. Đố bạn biết đó là hai số nào?” Hỏi Nga nói đúng hay Huệ nói đúng? Tại sao?
Bài 9:
Một phép nhân có thừa số thứ hai là 21. Nếu viết các tích riêng thẳng cột như phép cộng thì được tích sai là 2025. Hỏi tích đúng là bao nhiêu?
Bài 10:
Hai bạn Từ và Khôi rất giỏi toán. Một hôm Từ nói với Khôi “Muốn nhân hai số bằng nhau, mỗi số có 2 chữ số và hàng đơn vị là 5, tớ chỉ cần lấy chữ số hàng chục nhân với số tự nhiên liền sau nó rồi viết thêm số 25 vào bên phải tích vừa tìm được là xong”.
Khôi nói: “Cậu nói đúng, nhưng chưa hay. Tớ thấy rằng muốn nhân hai số, mỗi số có hai chữ số mà có chữ số hàng chục giống nhau, còn tổng hai hàng đơn vị là 10, tớ chỉ việc lấy chữ số hàng chục của hai số đó nhân với số tự nhiên liền sau nó, được bao nhiêu viết tích hai hàng đơn vị vào bên phải tích đó là xong”.
Từ đáp: “Nói chung, bạn nói các trường hợp khác là đúng, riêng trường hợp hai hàng đơn vị của hai số đó một là 1, hai là 9 thì chưa thật đúng”.
a) Em hãy lấy 2 ví dụ minh họa điều mỗi bạn Từ và Khôi đã nói.
b) Khi hai chữ số hàng đơn vị của hai số Khôi nói là 1 và 9 thì phải viết thế nào mới đúng?
c) Vận dụng điều hai bạn Từ và Khôi nói để tính nhanh các tích sau:
25 x 2
5 | 65 x 65 | 42 x 48 | 21 x 29 |
35 x 35 | 75 x 75 | 63 x 67 | 31 x 39 |
45 x 45 | 85 x 85 | 64 x 66 | 51 x 59 |
55 x 55 | 95 x 95 | 41 x 49 | 71 x 79 |
15 x 15 | 61 x 69 | 11 x 19 |
PHẦN II. BÀI GIẢI
Bài 1:
a) Thừa số thứ hai phải là 11 vì chỉ có:
6* x 1 = ** (còn 6* x 2 = 1** > **)
Hàng đơn vị của tích riêng thứ nhất phải là 7 vì hạ xuống.
Vậy thừa số thứ nhất là 67 (vì bất cứ số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó nên 7 x 1 = 7
Ta có phép tính:
b) Thừa số thứ nhất phải nhỏ hơn 13 vì nếu là 13 trở lên thì tích riêng thứ nhất là số có ba chữ số:
13 x 8 = 104 > ** nên sai
Hàng chục của thừa số thứ hai phải là 9 để tích riêng thứ hai có ba chữ số.
Vậy thừa số thứ hai là 98
Thừa số thứ nhất phải lớn hơn 11 vì 11 x 9 = 99 > **
11 < thừa số thứ nhất < 13
Vậy thừa số thứ nhất là 12.
Ta có phép tính:
Bài 2:
Tích có 10 thừa số là các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 10. Tích đầy đủ là:
1 x 2 x 3 x 4 x 5 x 6 x 7 x 8 x 9 x 10
= (1 x 3 x 4 x 6 x 7 x 8 x 9) x 5 x 2 x 10 (đổi chỗ thừa số)
= A x 10 x 10 (tính chất kết hợp
Vậy tích có hai chữ số ) tận cùng
Bài 3:
Vì chỉ có: 8 x 6 = 48
2 x 6 = 12
4 x 6 = 24
còn 1 x 6 = 6 và 6 x 6 = 36
Vậy thừa số thứ hai là 2468 hoặc 2418
Thừa số thứ nhất phải là 1116 vì nếu là 1126 trở lên thì tích riêng thứ nhất có hàng nghìn lớn hơn 8.
1126 x 8 = 9008 > 8**8 nên sai
Ta có hai phép tính:
1116 x 2468
1116 x 2418
Bạn đọc tự làm hai phép tính để có kết quả là 2754288 và 2698488.
Bài 4:
Khi ta viết thêm chữ số 0 vào bên phải một số bất kì, ta được số mới thứ nhất bằng 10 lần số ban đầu.
Chẳng hạn: 1390 = 139 x 10 (nhân nhẩm một số với 10).
Nếu ta thay chữ số 0 vừa viết thêm bằng chữ số khác 0, ta được số mới thứ hai lớn hơn số mới thứ nhất một số đúng bằng chữ số vừa viết thay chữ số 0.
Vậy khi viết thêm một chữ số vào bên phải một số bất kì, ta được số mới bằng 10 lần số ban đầu cộng với chữ số vừa viết thêm.
Bài 5:
Cách 1:
49 x 57
= 49 x (55 + 2)
= 49 x 55 + 49 x 2
Hai bên ô trống đều có 49 x 55 nên tích này bằng nhau
Còn 49 x 2 < 2 x 55
Vậy 49 x 57 < 51 x 55
Cách 2:
49 x 57
= (51 – 2) x 57
= 51 x 57 – 2 x 57
Hai số bị trừ đều bằng 51 x 57 nên bằng nhau.
Còn số trừ 2 x 57 > số trừ 51 x 2
Nên phép trừ có số trừ nhỏ hơn thì hiệu số lớn hơn.
Vậy: 49 x 57 < 51 x 55
Bài 6:
Vì 25 = 100 : 4 nên A x 25 = A x (100 : 4)
Mà theo phép nhân thì A x (100 : 4) = A x 100 : 4. Mặt khác, nhân như thế dễ nhân hơn.
Bài 7:
Phong tính sai vì tích các số chẵn là số chẵn mà 285 lại là số lẻ.
Bài 8:
Huệ nói đúng. Trong hai số tự nhiên liên tiếp có một số chẵn, một số lẻ. Tích một số chẵn với số lẻ là số chẵn, còn 225 lại là số lẻ nên sai.
Bài 9:
Vì thừa số thứ hai là 21 nên tích đúng bằng 21 lần thừa số thứ nhất. Khi viết các tích riêng thẳng cột như phép cộng thì tích riêng thứ nhất bằng 1 lần thừa số thứ nhất, tích riêng thứ hai bằng 2 lần thừa số thứ nhất nên tích chung sai bằng 3 lần thừa số thứ nhất.
Thừa số thứ nhất là:
2025 : 3 = 675
Tích đúng là:
675 x 21 = 14 175
Đáp số: 14 175
Bài 10:
a)
25 x 25
Từ làm như sau: 2 x 3 = 6 viết thêm 25 vào bên phải số 6 thì được 625
Vậy 25 x 25 = 625
45 x 45 ta lấy: 4 x 5 = 20
Viết thêm 25 vào bên phải số 20 thì được 2025
Vậy 45 x 45 = 2025
63 x 67
Khôi làm như sau: 6 x 7 = 42. Viết thêm tích của 3 x 7 = 21 vào bên phải số 42 thì được 4221
Vậy 63 x 67 = 4221
42 x 48
Ta lấy: 4 x 5 = 20. Viêt thêm tích của 2 x 8 = 16 vào bên phải số 20 thì được 2016
Vậy 42 x 48 = 2016
b) Khi hai chữ số hàng đơn vị là 1 và 9 thì 1 x 9 = 9 là số có 1 chữ số nên phải viết thêm 09 vào bên phải tích của chữ số hàng chục với số liền sau nó.
Chẳng hạn: 71 x 79 thì 7 x 8 = 56; 1 x 9 = 9
Viết thêm 09 vào bên phải số 56 thì được 5609
Vậy: 71 x 79 = 5609
c) Bạn đọc tự làm