Bài 10: Bài tập về hình học
Nội dung chính
PHẦN I. ĐỀ BÀI
Bài 1: Cho 3 góc: Góc tù, góc bẹt, góc nhọn.
a) Góc nào lớn nhất? Góc nào nhỏ nhất?
b) Hai góc tù có thể bằng một góc bẹt được không? Tại sao?
Bài 2: Vẽ 3 tam giác sao cho:
a) Có 3 góc đều nhọn
b) Có 1 góc vuông.
c) Có 1 góc tù
d) Tam giác có góc vuông thì có mấy góc nhọn?
e) Tam giác có góc tù thì có mấy góc nhọn?
Bài 3:
Vẽ hai góc vuông có chung đỉnh. Có mấy cách vẽ?
Bài 4:
Hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành mấy góc vuông? Vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau rồi đọc tên các góc vuông được tạo thành.
Bài 5:
Cho đường thẳng a, b. Trên đường thẳng đó lấy 2 điểm M và N. Qua M và N hãy vẽ hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng a, b đã cho.
Bài 6:
Vẽ hình vuông có cạnh là 3cm.
Bài 7:
Vẽ hình chữ nhật có chiều dài là 5cm, chiều rộng là 4cm. Ghi tên các cặp cạnh song song với nhau.
Bài 8:
Vẽ hai đường thẳng song song với nhau.
Bài 9:
Vẽ tam giác có 3 góc nhọn ABC. Từ A vẽ đường cao AH của tam giác đó.
Bài 10:
Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 6cm. Xác định điểm M và N là trung điểm của hai chiều rộng. Nối M với N. Viết tên các đoạn thẳng song song với nhau.
PHẦN II. CÁCH GIẢI
Bài 1:
a) Góc lớn nhất là góc bẹt, góc nhỏ nhất là góc nhọn vì: góc nhọn < góc vuông < góc tù < góc bẹt.
b) Tổng của hai góc tù lớn hơn góc bẹt vì góc bẹt = 2 góc vuông
Góc tù lớn hơn góc vuông nên góc tù + góc tù > 2 góc vuông.
Bài 2:
a) Tam giác có 3 góc nhọn
b) Tam giác có góc vuông
c) Tam giác có góc tù
d) Tam giác có góc vuông thì có 2 góc nhọn
e) Tam giác có góc tù thì có 2 góc nhọn.
Bài 3: Giải: Có 3 cách vẽ dưới đây:
Hình a hai góc ACB và BCD có chung đỉnh C.
Hình b hai góc ABC và DBE có chung đỉnh B.
Hình c hai góc ABC và EBG có chung đỉnh B.
Bài 4:
Hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông như hình b bài 119 lên trên. Đó là các góc: ABC; CBE; EBD; DBA.
Bài 5:
Hình 15
Bài 6:
Bạn đọc tự vẽ. Nhớ phải dùng ê ke để vẽ góc vuông và đo cạnh đủ 3cm.
Bài 7:
Bạn đọc tự vẽ. Nhớ đặt tên hình. Chẳng hạn, hình chữ nhật ABCD thì có cạnh AB song song với cạnh CD, cạnh BC song song với cạnh DA.
Bài 8:
Gợi ý: Vẽ như hình ở bài 121 hoặc như hình bên thì hai đường thẳng đi qua P và Q song song với nhau.
Bài 9:
– Đặt một cạnh góc vuông của êke sắt với đáy BC của tam giác ABC
– Cạnh góc vuông còn lại của êke đi qua đỉnh A. Kẻ đoạn thẳng (theo cạnh êke) từ A xuống đáy BC. Đoạn thẳng đó chính là đường cao AH. Nhớ ghi dấu góc vuông tại H.
Bài 10:
Gợi ý: Chẳng hạn, hình chữ nhật ABCD có chiều rộng là BC và AD thì BC song song AD và AB, MN, CD song song với nhau.