Bài 1: Kiến thức cơ bản cần lưu ý
Nội dung chính
1.1 Ôn tập vầ phép cộng và phép trừ
Chú ý ôn lại và học thuộc 4 bảng cộng qua 10 trong phạm vi 10; 9 cộng với 1 số; 8 cộng với 1 số; 7 công với 1 số; 6 cộng với 1 số
9 + 2 = 11 | 8 + 3 = 11 | 7 + 4 = 11 | 6 + 5 = 11 |
9 + 3 = 12 | 8 + 4 = 12 | 7 + 5 = 11 | 6 + 6 = 12 |
9 + 4 = 13 | 8 + 5 = 13 | 7 + 6 = 11 | 6 + 7 = 13 |
9 + 5 = 14 | 8 + 6 = 14 | 7 + 7 = 11 | 6 + 8 = 14 |
9 + 6 = 15 | 8 + 7 = 15 | 7 + 8 = 11 | 6 + 9 = 15 |
9 + 7 = 16 | 8 + 8 = 16 | 7 + 9 = 11 | |
9 + 8 = 17 | 8 + 9 = 17 | ||
9 + 9 = 18 |
Vận dụng 4 bảng cộng nêu trên để thực hành phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, chú ý cách đặt tính sao cho số chục thẳng số chục, số đơn vị thẳng số đơn vị.
-
Đặt tính:
37+ 4683
28+ 4573
34+ 1953
-
Ôn lại và học thuộc các bảng trừ
11 – 2 = 9 | 12 – 3 = 9 | 13 – 4 = 9 | 14 – 5 = 9 | 16 – 7 = 9 |
11 – 3 = 8 | 12 – 4 = 8 | 13 – 5 = 8 | 14 – 6 = 8 | 16 – 8 = 8 |
11 – 4 = 7 | 12 – 5 = 7 | 13 – 6 = 7 | 14 – 7 = 7 | 16 – 9 = 7 |
11 – 5 = 6 | 12 – 6 = 6 | 13 – 7 = 6 | 14 – 8 = 6 | 17 – 8 = 9 |
11 – 6 = 5 | 12 – 7 = 5 | 13 – 8 = 5 | 14 – 9 = 5 | 17 – 9 = 8 |
11 – 7 = 4 | 12 – 8 = 4 | 13 – 9 = 4 | 15 – 6 = 4 | 18 – 8 = 9 |
11 – 8 = 3 | 12 – 9 = 3 | 15 – 7 = 3 | ||
11 – 9 = 2 | 15 – 8 = 2 | |||
15 – 9 = 1 |
Vận dụng các bảng trừ nêu trên để thực hành phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, chú ý cách đặt tính và số phải nhớ ta thêm vào hàng cao hơn liền trước của số trừ để thực hiện trừ .
-
Đặt tính
34- 1818
53- 2528
63- 2835
1.2 Ôn tập về hình học
– Nhận dạng đường thẳng, nhận dạng 3 điểm thẳng hàng, phân biệt đường thẳng với đoạn thẳng.
-
Điền chữ “Đường thẳng” hoặc “Đoạn thẳng” dưới mỗi hình cho đúng:
Cách phân biệt đường thẳng và đoạn thẳng: Đoạn thẳng AB dài có hạn, điểm đầu A và điểm cuối B. Đường thẳng MN dài vô hạn nên không có các điểm đầu và điểm cuối của đường thẳng MN, ta ghi tên đường thẳng bằng hai chữ M, N đánh dấu hai điểm trên đường thẳng.
-
Trong hình vẽ dưới đây, 3 điểm nào thẳng hàng:
Cách làm: Ta dùng thước kẻ để kiểm tra trên hình vẽ; nếu có thể vẽ đường thẳng đi qua 3 điểm thì 3 điểm đó thẳng hàng. Trong hình vẽ trên có các bộ 3 điểm thẳng hàng là: (M; X; K); (N; P; E); (X; N; Q); (X; P; I)
– Nhận dạng hình chữ nhật, hình tứ giác, nhận dạng hình tam giác.
Ghi tên mỗi hình vào chỗ chấm bên dưới (theo mẫu):
– Ôn cách vẽ đoạn thẳng theo số đo cho trước. Vẽ đường thẳng, xác định 3 điểm thẳng hàng.
-
Vẽ hình theo yêu cầu
a) Vẽ đoạn thẳng MN dài 1dm;
b) Vẽ đoạn thẳng AB ngắn hơn đoạn thẳng MN 3 cm.
Cách vẽ:
a) Ta biết 1dm = 10cm. Dùng thước thẳng có chia xăng-ti-mét, hãy vẽ đoạn thẳng dài 10cm,. Ghi tên đoạn thẳng bới 2 chữ M, N ở hai điểm đầu và cuối.
b) Vì đoạn thẳng AB ngắn hơn đoạn thẳng MN là 3 cm nên độ dài của AB là 10 – 3 = 7 (cm). Cách vẽ đoạn thẳng AB tương tự.
Chú ý: Muốn vẽ đường thẳng ta chỉ cần chọn 2 điểm thuộc đường thẳng, nối 2 điểm đó và kéo dài vê hai phía (không vẽ cụt ở hai đầu)
1.3 Ôn tập về đo lường
Mức độ nặng – nhẹ của một vật gọi là khối lượng của vật đó. Ki-lô-gam là một đơn vị đo khối lượng. Người ta thường dùng các loại cân: cân đồng hồ, cân 2 đĩa cân, cân bàn để biết một vât nặng bao nhiêu ki-lô-gam.
– Xem lịch tháng có thể biết tháng đó gồm bao nhiêu ngày, ngày nào đó trong tháng thứ mấy trong tuẩn hoặc biết tháng đó có mấy ngày chủ nhật;…
– Mỗi ngày có 24 giờ, chia thành các buổi: Sáng từ 1 giờ đến 10 giờ. Trưa từ 11 giờ đến 12 giờ. Chiều từ 1 giờ (hay 13 giờ) đến 6 giờ (hay 18 giờ). Tối từ 7 giờ (hay 19 giờ) đến 9 giờ (hay 21 giờ), đêm từ 10 giờ (22 giờ) đến 12 giờ (24 giờ).
-
Nêu cách đọc giờ thích hợp trong ngày biết:
a) Đồng hồ (1) đang chỉ vào buổi sáng.
b) Đồng hồ (2) đang chỉ vào buổi chiều.
Cách đọc giờ đúng: Kim dài chỉ số 12, kim ngắn chỉ số nào thì đọc giờ theo số đó kèm theo tên buổi trong ngày. Chẳng hạn: đồng hồ (1) chỉ 8 giờ sáng, đồng hò (2) chỉ 6 giờ chiều (hay 18 giờ).
1.4 Ôn tập về giải toán
Ôn tập các bài toán liên quan tới phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 (bài toán về nhiều hơn; bài toán về ít hơn)
Xem thêm: Bài 2 Các dạng bài tập thực hành, vận dụng kiến thức