Bài 3: Phép nhân
Kiến thức cần nhớ
- Tích số gấp thừa số thứ nhất một số lần bằng thừa số thứ hai.
- Tích số gấp thừa số thứ hai một số lần bằng thừa số thứ nhất.
- Lấy tích của số chia cho thừa số thứ nhất thì kết quả bằng thừa số thứ hai. Lấy tích số chia cho thừa số thứ hai thì kết quả bằng thừa số thứ nhất.
- Đây cũng là hai cách thử phép nhân.
- Khi đổi chỗ các thừa số thì tích số không thay đổi. Vậy muốn thử phép nhân, ta cũng có thể đổi chỗ các thừa số rồi nhân lại, nếu kết quả không thay đổi thì phép tính đúng.
Bài toán 1
Tiến thực hiện một phép nhân có thừa số thứ hai là 7. Đạt thực hiện một phép nhân có thừa số thứ hai là 9, còn thừa số thứ nhất ở hai phép tính thì như nhau. Hai bạn đều tính đúng, trong đó tích Đạt tìm được lớn hơn tích Tiến tìm được là 436. Tìm thừa số thứ nhất ở phép tính mà hai bạn Tiến, Đạt thực hiện.
Bài giải
Tích ở phép tính Tiến thực hiện bằng 7 lần thừa số thứ nhất. Tích ở phép tính Đạt thực hiện bằng 9 lần thừa số thứ nhất.
Vậy tích ở phép tính Đạt thực hiện lớn hơn tích ở phép tính Tiến thực hiện bằng số lần thừa số thứ nhất là:
9 – 7 = 2 (lần)
Thừa số thứ nhất ở hai phép tính hai bạn làm là:
436 : 2 = 218
Đáp số: 218
Bài toán 2
Toàn thực hiện một phép nhân có thừa số thứ hai là số có một chữ số nhưng Toàn viết lộn ngược lại thừa số thứ hai này. Vì thế tích tăng thêm 432 đơn vị. Tìm phép tính Toàn thực hiện.
Bài giải
Số có một chữ số mà viết lộn ngược lại vẫn có nghĩa có thể là: 0; 6; 8; 9. Số 0 và số 8 viết lộn ngược lại vẫn không thay đổi nên tích không thể tăng thêm. Trường hợp này bị loại.
Số 6 viết ngược thành số 9, số 9 viết ngược lại thành số 6. Vậy nếu thừa số thứ hai là 9 thì viết ngược lại thành 6, tích sẽ giảm đi chứ không thể tăng lên nên cũng bị loại.
Vậy thừa số thứ hai là 6, do đó tích tăng thêm một số lần thừa số thứ nhất là:
9 – 6 = 3 (lần)
Thừa số thứ nhất ở phép tính Toàn thực hiện là:
432 : 3 = 144
Phép tính Toàn thực hiện là:
Thử lại:
- Bất cứ số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
Ví dụ:
8 x 9 = 72 viết 2 nhớ 7
nhưng 8 x 0 = 0 nên cộng 7 (nhớ bằng 7).
2 x 8 = 16. Vậy 209 x 8 = 1672
Bài toán 3
Tính nhanh biểu thức sau:
1 x 2 x 3 x 4 x 5 x 6 x 7 x 8 x ( 4 x 9 – 36)
Bài giải
1 x 2 x 3 x 4 x 5 x 6 x 7 x 8 x ( 4 x 9 – 36)
= 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x 6 x 7 x 8 x 0 = 0
- Bất cứ số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
Bài toán 4
Tìm số thích hợp điền vào phép tính sau:
Bài giải
Thừa số thứ hai phải lớn hơn 0 vì nếu thừa số thứ hai là số 0 thì tích phải bằng 0, trái với đề bài.
Như vậy, thừa số thứ hai lấy trong các giá trị từ 1 đến 9.
Thừa số thứ hai phải nhỏ hơn 2, vì nếu lấy giá trị từ 2 trở lên thì tích phải là số có 3 chữ số. Chẳng hạn: 60 x 2 = 120.
Mà 120 > *9 nên sai.
Vậy thừa số thứ hai là 1. Do đó, hàng đơn vị của thừa số thứ nhất là 9 vì bất kì số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. Ta có phép tính: