Trang chủ
LỚP 4 Toán nâng cao Các chuyên đề nâng cao Chuyên đề 2: Bốn phép tính với số tự nhiên - hình học Bài 1: Phép cộng
Bài 1: Phép cộng
Nội dung chính
- 1. Cộng một số với một hiệu
- 2. Bất cứ số nào cộng với số 0 cũng bằng chính số đó
- 3.
- 4. Tổng của hai số chẵn là số chẵn.
- 5. Tổng các số chẵn là số chẵn.
- 6. Tổng của hai số lẻ là số chẵn.
- 7. Tổng của một số chẵn các số lẻ là số chẵn.
- 8. Tổng của một số lẻ với một số chẵn là số lẻ.
- 9. Tổng của một số lẻ các số lẻ là số lẻ
1. Cộng một số với một hiệu
Muốn cộng một số với một hiệu, ta cộng số đó với số bị trừ rồi trừ đi số trừ.
Vận dụng để tính nhẩm:
127 + 68 = 127 + (70 – 2)
= 127 + 70 – 2
= 197 – 2 = 195
2. Bất cứ số nào cộng với số 0 cũng bằng chính số đó
3.
a) Tổng của hai số có một chữ số nếu bằng một số có hai chữ số đó thì chữ số hàng chục của tổng là 1
Ví dụ:
thì
Thật vậy, vì a, b < 10 nên a + b < 10 + 10 = 20
b) Tổng của hai số có hai chữ số mà là số có 3 chữ số thì chữ số hàng trăm của tổng là 1
Ví dụ: thì
4. Tổng của hai số chẵn là số chẵn.
Ví dụ: 4 + 6 = 10
12 + 16 = 28
Số chẵn được kí hiệu là a x 2 hoặc k x 2 (a và k là số tự nhiên tùy ý).
5. Tổng các số chẵn là số chẵn.
6. Tổng của hai số lẻ là số chẵn.
Số lẻ kí hiệu là: a x 2 + 1 hoặc k x 2 + 1
7. Tổng của một số chẵn các số lẻ là số chẵn.
Ví dụ: 1 + 3 + 5 + 7 + 9 + 11 = 36. Trong đó:
– Các số hạng đều là số lẻ
– Số lượng số hạng là số chẵn (6 số hạng)
– Tổng số là số chẵn (36)
8. Tổng của một số lẻ với một số chẵn là số lẻ.
9. Tổng của một số lẻ các số lẻ là số lẻ
Ví dụ: 1 + 3 + 5 + 7 + 9 + 11 + 13 = 49
– Các số hạng đều là số lẻ
– Số lượng số hạng là số lẻ (7 số hạng)
– Tổng số là số lẻ (49)