2.24. Góc vuông, góc không vuông
Hướng dẫn giải bài tập SGK toán lớp 3 trang 42. Bài học Góc vuông, góc không vuông.
Các em học sinh có thể tham khảo cách giải để hiểu bài tốt hơn!
Nội dung chính
Bài 1. (Trang 42 SGK Toán 3)
a) Dùng ê ke để nhận biết góc vuông của hình bên dưới và đánh dấu góc vuông (theo mẫu).
b) Dùng ê ke để vẽ:
- Góc vuông đỉnh O; cạnh OA, OB (theo mẫu).
- Góc vuông đỉnh M; cạnh MC, MD.
Bài giải
a) Dùng ê ke để kiểm tra góc vuông, sau đó đánh góc vuông như sau:
b) Chấm điểm O, đặt đỉnh góc vuông trùng với đỉnh O, vẽ cạnh OA, OB theo cạnh của ê ke.
Chấm điểm M, đặt đỉnh góc vuông trùng với đỉnh M, vẽ cạnh MC, MD theo cạnh của ê ke.
Bài 2. (Trang 42 SGK Toán 3)
Trong các hình dưới đây:
a) Nêu tên đỉnh và cạnh góc vuông
b) Nêu tên đỉnh và cạnh các góc không vuông.
Bài giải
Dùng ê ke kiểm tra, ta có:
a) Các góc vuông là:
- Góc đỉnh A, cạnh AE, AD
- Góc đỉnh D, cạnh DM, DN
- Góc đỉnh G, cạnh GX, GY
b) Các góc không vuông là:
- Góc đỉnh B, cạnh BH, BG
- Góc đỉnh C, cạnh CK, CI
- Góc đỉnh E, cạnh EP, EQ
Bài 3. (Trang 42 SGK Toán 3)
Trong hình tứ giác MNPQ, góc nào là góc vuông? Góc nào là góc không vuông ?
Bài giải
Dùng ê ke kiểm tra ta có:
- Góc vuông là:
– Góc đỉnh M, cạnh MN, MQ
– Góc đỉnh Q, cạnh QP, QM.
- Các góc không vuông là:
– Góc đỉnh N, cạnh NM, NP.
– Góc đỉnh P, cạnh PQ, PN.
Bài 4. (Trang 42 SGK Toán 3)
Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng:
Số góc vuông ở hình trên là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Bài giải
Hình trên có 4 góc vuông.
Khoanh vào chữ cái D.
Xem thêm Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê ke.